Một tòa án phúc thẩm Mỹ vẫn chưa quyết định về việc tiếp tục đóng băng hay khôi phục sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump. Các cuộc chiến pháp ly xung quang sắc lệnh gây tranh căi này sẽ vẫn c̣n tiếp tục.
Công dân Iran có thẻ xanh của Mỹ vui mừng khi gặp lại gia đình ở Mỹ sau hơn 1 tuần bị bắt giữ để sàng lọc bổ sung theo sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters
Ṭa Phúc thẩm liên bang Mỹ đă mở một phiên điều trần vào tối 7/2 để quyết định số phận của sắc lệnh di trú gây tranh cãi mà Tổng thống Donald Trump ban hành hôm 27-1, theo đó tạm thời cấm nhập cảnh đối với tất cả những người tị nạn và công dân đến từ 7 quốc gia Hồi giáo.
Theo AFP, phiên điều trần được tổ chức qua điện thoại với sự tham gia của các luật sư thuộc Bộ Tư pháp Mỹ và các luật sư đại diện cho 2 bang đệ đơn kiện sắc lệnh của ông Trump là Washington và Minnesota. 3 thẩm phán của tòa án phúc thẩm ở San Francisco chủ trì buổi điều trần này, vốn thu hút hơn 130.000 người - một con số kỷ lục - theo dõi trực tuyến - và được phát sóng trực tiếp đến hàng triệu người trên truyền hình.
Phiên điều trần lần này được tập trung vào việc dỡ bỏ đình chỉ sắc lệnh, chứ không phải tính hợp hiến của các quy định gây tranh cãi của nó - một cuộc chiến rộng lớn hơn và có thể phải chờ đến phán quyết của Tòa án Tối cao. Tại buổi điều trần, một luật sư của chính phủ cho rằng, lệnh kiềm chế nhập cư của Tổng thống Trump xuất phát từ những lo ngại an ninh quốc gia và cáo buộc các thẩm phán liên bang đã vượt quá thẩm quyền khi đình chỉ sắc lệnh này.
Bộ Tư pháp cũng kiên quyết bảo vệ sắc lệnh này, kêu gọi tòa phúc thẩm khôi phục lệnh này vì lợi ích an ninh quốc gia. Bộ trên công bố văn bản lập luận, sắc lệnh này là nhằm “thực thi hợp pháp quyền hạn của tổng thống” và đây không phải là lệnh cấm người Hồi giáo. Văn bản này nhấn mạnh tòa án Washington đã “sai khi ngăn việc thực thi sắc lệnh”.“Tổng thống Trump hành động trong phạm vi quyền hạn của hiến pháp và những gì ông làm trong việc ban hành sắc lệnh này đều vì lợi ích của người dân Mỹ”, luật sư của Bộ Tư pháp August Flentje nhấn mạnh.
Nhà Trắng cũng khẳng định, sắc lệnh này là vì lợi ích an ninh quốc gia, để chính quyền mới có thêm thời gian tăng cường các thủ tục rà soát không để cho những kẻ khủng bố tiềm năng ra vào đất nước. “Rõ ràng luật pháp đã đứng về phía tổng thống. Tổng thống có thẩm quyền rộng lớn trong việc làm những gì tốt nhất cho lợi ích của nước Mỹ để bảo vệ người dân Mỹ. Chúng tôi cảm thấy rất tự tin sẽ giành chiến thắng trong vấn đề này”, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer khẳng định.
Tuy nhiên, một luật sư đại diện cho Washington và Minnesota - hai bang đưa đơn kiện chống lại sắc lệnh của ông Trump với sự hỗ trợ từ nhiều nhóm vận động - kêu gọi các thẩm phán giữ nguyên quyết định đình chỉ sắc lệnh này. Phe chống đối sắc lệnh này cho rằng, lệnh cấm của Tổng thống Trump mang tính kỳ thị tôn giáo và sẽ càng khiến nước Mỹ trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ khủng bố.
Những diễn biến mới nhất này cho thấy, cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều ngày qua chưa có dấu hiệu dừng lại. Tòa án phúc thẩm dự kiến sẽ có quyết định chính thức vào cuối tuần này. Tuy nhiên, giới quan sát cho biết, dù tòa này có quyết định như thế nào, vụ việc có thể sẽ cần đến sự can thiệp của Tòa án Tối cao trong khi cả hai phe đều tuyên bố sẽ nỗ lực giành chiến thắng.
VietBF © sưu tầm