Ngay từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Trump bắt đầu thực thi những điều ông từng nói trong quá tŕnh tranh cử. Ông Trump sẽ thể hiện lănh đạo một chính phủ hành động bằng cách chọn cách “đánh phủ đầu”. Sự quyết đoán của tổng thống tỷ phú thể hiện ở chữ "tín".
Biểu t́nh chống sắc lệnh nhập cảnh của Mỹ tại Hong Kong, trước ṭa Lănh sự quán Mỹ vào ngày 1-2 - Ảnh: Reuters
Thậm chí có những điều ông Trump đă hứa và người ta từng tin rằng nó khó khả thi th́ nay nó đă được ban hành dưới dạng sắc lệnh hoặc thông tư.
Kỷ lục kư sắc lệnh
Trong 11 ngày lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đă kư bảy sắc lệnh và bốn thông tư. Đây là con số kỷ lục trong thời gian ngắn bởi trong 100 ngày đầu tiên hồi vào Nhà Trắng năm 2001, Tổng thống George W. Bush cũng chỉ kư được ngần ấy sắc lệnh.
Phải nói rằng phải tính ngược về tận năm 1993 mới có tổng thống là ông Bill Clinton kư sắc lệnh trong ngày đầu làm việc ở Nhà Trắng.
Có điều các sắc lệnh của tổng thống Donald Trump đều thuộc hàng gây sốc, ảnh hưởng đến nhiều người Mỹ hoặc ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Có lẽ trong lịch sử nước Mỹ chưa có tổng thống nào gây nhiều tranh căi từ khi tranh cử cho đến lúc đặt chân vào Nhà Trắng điều hành đất nước.
Đôi lúc tôi cũng tự hỏi ông ấy sẽ làm thế nào để đương đầu với ngần ấy sự chống đối đối với những quyết định vừa ban hành của ḿnh.
Không ít người chọn thái độ chờ và xem, thậm chí con gái của tổng thống cũng đă lên tiếng kêu gọi mọi người cho cha ḿnh thời gian để ông ấy làm việc và chờ xem hiệu quả của các giải pháp của ông ấy giúp cho “nước Mỹ vĩ đại một lần nữa”.
Nhưng có lẽ một nước Mỹ toàn cầu hóa, một nước Mỹ của thời mạng Xă hội không thể giống như một chuỗi doanh nghiệp của tập đoàn Trump mà trong đó tiếng nói cuối cùng là của người chủ nhiều tiền nhất.
Bằng chứng rơ nét nhất chính là sắc lệnh liên quan việc tạm cấm cho nhập cảnh vào Mỹ đối với cư dân một số quốc gia.
Thật ra sắc lệnh này dựa trên một điều luật ban hành năm 2016 liên quan đến các quốc gia “có nguy cơ (ảnh hưởng đến an ninh của Mỹ)”. Danh sách này gồm bảy quốc gia từng được nêu tên nhưng trong sắc lệnh của Tổng thống Trump không nêu cụ thể.
Có vẻ tổng thống muốn thể hiện kiểu người hành động nên sắc lệnh ông ban hành chiều 27-1 (có hiệu lực ngay sau khi kư) chưa được thông suốt từ trên xuống dưới. Mà nó lại như một quả bom khiến nhiều nước nhảy dựng lên v́ bị liên quan.
Nó cũng chẳng khác một quả bom nổ chậm v́ những giải thích sau đó cho biết bản danh sách có thể được mở rộng ra tùy theo t́nh h́nh (tức nếu các quốc gia có nhiều công dân tham gia khủng bố th́ có thể bị đưa vào danh sách cấm nhập cảnh vào Mỹ).
Liên tục những ngày sau đó, nhiều quan chức Mỹ phải đăng đàn giải thích cho sắc lệnh liên quan việc cấm nhập cảnh.
Bị chống đối nhưng...
Thậm chí một số bang ở Mỹ đă lên tiếng chính thức chống lại sắc lệnh của Tổng thống Trump. Cho đến ngày 31-1, đă có tổng cộng bốn bang chống lại quyết định cấm nhập cảnh đối với công dân bảy nước có Hồi giáo chiếm đa số.
Các bang Massachusetts, New York và Virginia đă quyết định cùng tham gia cuộc chiến pháp lư do bang Washington khởi xướng từ ngày 30-1.
Các bang này tuyên bố sẽ tham gia khởi kiện ở cấp liên bang để ngăn chặn sắc lệnh về tạm cấm nhập cảnh với công dân một số quốc gia.
Lập luận của các bang là sắc lệnh vi phạm quyền tự do tín ngưỡng được bảo vệ ngay trong điều 1 của hiến pháp Mỹ.
Ở cấp độ thành phố th́ ngày 31-1, San Francisco đă trở thành thành phố đầu tiên của Mỹ khởi kiện chống lại thông tư của chính quyền mới buộc ngưng tài trợ tài chính cho những thành phố bị xem là có các chính sách bảo vệ người nhập cư không giấy tờ.
Nhưng trước mắt sẽ không có chuyện chính quyền Donald Trump thoái lui trước những cuộc biểu t́nh trên đường phố hoặc những phàn nàn từ các quốc gia bị liệt vào “danh sách đen” hoặc trước những bi kịch cá nhân của một số người bất th́nh ĺnh không được phép vào Mỹ.
Chính quyền của ông Trump có vẻ cũng đă chuẩn bị cho một cuộc chiến truyền thông.
Hôm 30-1, Viện thăm ḍ dư luận Rasmussen của Mỹ tung ra con số cho biết 57% người Mỹ ủng hộ sắc lệnh của tổng thống, chỉ 33% chống và 10% không có ư kiến.
Kết quả thăm ḍ này sau đó bị phản bác v́ thiếu thuyết phục và Viện Rasmussen vốn có quan điểm thân bảo thủ. Nhưng trong t́nh thế dầu sôi lửa bỏng như hiện nay th́ mục đích biện minh cho phương tiện.
Dù phân tích như của trang web chuyên về chính trị Fivethirtyeight, cho biết khó có thể dựa trên các kết quả thăm ḍ để đánh giá độ “ưa thích” của người dân với các sắc lệnh của tổng thống: “Các ư kiến của người dân Mỹ đối với vấn đề nhập cư, chống khủng bố thường phức tạp và đan xen với nhau và các kết quả luôn thay đổi theo thời gian và sự kiện”.
Trước mắt, những thành viên chính quyền của ông Trump đang từng bước làm rơ các quyết định vừa ban hành.
Ngày
31-1, trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng an ninh nội địa James Kelly tung thêm quả bom nổ chậm về chuyện tạm cấm nhập cảnh với tuyên bố rơ như ban ngày: “Có nhiều quốc gia, chúng tôi chỉ mới xử lư bảy vào thời điểm này, theo ư của chúng tôi là không tôn trọng luật lệ, không tuân thủ các quy định (đăng kư xin thị thực vào Mỹ) để thuyết phục chúng tôi rằng họ có đúng như lời khai” và do đó chính quyền Mỹ thậm chí sẽ thực thi thêm các biện pháp nghiêm ngặt như kiểm tra hoạt động của cá nhân xin thị thực ngay từ mạng xă hội và số điện thoại liên lạc.
Đây là điều khó tưởng ở một đất nước luôn tuyên bố tôn sùng tự do và quyền cá nhân. Nhưng giờ đây mục đích là trên hết và
khi mục đích đó lại là “nước Mỹ trước hết”...
“Một số quốc gia trên danh sách sẽ không được rút khỏi đó sớm v́ có một số quốc gia trong t́nh trạng sụp đổ
James Kelly
(bộ trưởng an ninh
nội địa Mỹ)
Therealtz © VietBF