Tổng thống Mỹ có thể ban hành sắc lệnh - Mệnh lệnh hành pháp (Executive order) mà không cần thông qua Quốc hội.
Ồn ào nhất trong tuần vừa là sắc lệnh cấm nhập cư của ông Trump. Sự kiện này đă lên dấy lên câu hỏi: Liệu Tổng thống Mỹ là người thâu tóm mọi quyền lực?
Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống đảm nhiệm hai chức năng, vừa là người đứng đầu Nhà nước (giống như Vua hay Tổng thống của nhiều nước khác – gọi là nguyên thủ quốc gia) vừa là người đứng đầu ngành hành pháp (giống như Thủ tướng nhiều nước).
Trong vai tṛ là người đứng đầu Nhà nước, Tổng thống Mỹ đại diện cho nước Mỹ cả đối nội lẫn đối ngoại trực tiếp có mặt trong các sự kiện quan trọng.
Trong vai tṛ là người đứng đầu ngành hành pháp, Tổng thống Mỹ cũng đồng thời là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân, không quân, hải quân và lực lượng dự bị ở một số bang, có quyền điều hành lực lượng quốc pḥng của mỗi tiểu bang.
Tổng thống Mỹ có phải là người thâu tóm quyền lực?
Theo Hiến pháp Mỹ, mục I, điều II, quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống; Tổng thống là người đứng đầu Chính phủ.
Hiến pháp không xác định rơ chức năng hành pháp của Tổng thống bao gồm những ǵ, nhưng chỉ ra một số nhiệm vụ cụ thể của Tổng thống như: Kư kết các hiệp định; Bổ nhiệm Đại sứ, Bộ trưởng, cố vấn, Thẩm phán Toà án Tối cao và các quan chức cao cấp khác của chính quyền liên bang; Thông báo về t́nh h́nh liên bang cho hai viện của Quốc hội và kiến nghị về một số dự luật.
Ngoài ra, Tổng thống có một quyền rất nhạy cảm là ban hành Mệnh lệnh hành pháp (Executive order) – hay sắc lệnh hành pháp có hiệu lực giống như luật của các cơ quan Liên bang mà không cần phải thông qua Quốc hội.
Mệnh lệnh hành pháp nhạy cảm v́ nó không đại diện tiếng nói chung. Nó mang tính cá nhân nên luôn vấp phải chỉ trích của dân chúng.
Mệnh lệnh hành pháp của Tổng thống không phải là tất cả
Về mặt lập pháp, Tổng thống có quyền phủ quyết bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi viện bác bỏ phủ quyết.
Dù một mệnh lệnh hành chính của Tổng thống cũng được coi là có hiệu lực tương đương với một bộ luật liên bang trong nhiều trường hợp, Quốc hội Mỹ vẫn có quyền thông qua một dự luật mới nhằm vô hiệu hóa mệnh lệnh hành chính của một Tổng thống.
Ngược lại, Tổng thống cũng có quyền phủ quyết các dự luật mà Quốc hội thông qua. Khả năng tiếp theo có thể xảy ra là Thượng viện Mỹ tiến hành bỏ phiếu vô hiệu hóa quyền phủ quyết.
Như vậy, quyền Tổng thống không phải là tất cả.
Cẩn trọng với mệnh lệnh hành pháp
Theo Giáo sư luật tại Đại học Georgetown David Vladeck và cũng là cựu quan chức Ủy ban Thương mại Liên bang, nếu chính phủ vận hành bằng các sắc lệnh hành pháp th́ càng cho thấy sự không bền vững.
Ngay sau nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump đă kư hàng loạt mệnh lệnh hành pháp. Tuy nhiên, không phải mệnh lệnh nào cũng có thể thực thi.
Liên quan đến sắc lệnh xây bức tường biên giới với Mexico dài hơn 3.000 km, nhiều người cho rằng sẽ không dễ dàng v́ chưa chắc Quốc hội phê chuẩn số tiền bỏ ra lên đến 20 tỷ USD. Phía Mexico nhấn mạnh họ dứt khoát không bỏ một đồng.
Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt là người ban hành nhiều mệnh lệnh hành pháp nhất. Trong 12 năm cầm quyền, ông đă ban hành đến 3.721 mệnh lệnh hành pháp.
Trong 8 năm ở vị trí Tổng thống, ông Barack Obama kư 270 sắc lệnh c̣n ông George W. Bush kư 291 sắc lệnh.
VietBF © sưu tầm