Tân tổng thống Trump có cái nh́n khác về IS. Theo ông, sau khi tiêu diệt được IS nhưng vấn đề không làm cho chúng trỗi dậy mới là quan trọng. Dù có đánh bật IS ra khỏi Iraq th́ Mỹ sẽ vẫn hiện diện ở Iraq.
Trump muốn giữ các mỏ dầu ở Iraq
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đă có thể tránh được sự xuất hiện của nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS), nếu như trước đây Mỹ không rút quân khỏi Iraq và nắm được quyền kiểm soát các mỏ dầu trong khu vực, không để IS đánh chiếm.
"Giả sử chúng ta nắm lấy quyền kiểm soát dầu, th́ sẽ không có IS. Chúng được nuôi dưỡng bằng thu nhập từ dầu, với nguồn tiền bạc khổng lồ mà nó mang lại" - ông Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn với đài truyền h́nh ABC.
Đồng thời, Tổng thống Mỹ đă gọi những người cho rằng hành động như vậy sẽ vi phạm luật pháp Quốc tế là “những kẻ ngu ngốc, không phải là những chuyên gia”.
Vị tân Tổng thống Mỹ tỏ thái độ nuối tiếc rằng, quyết định rút quân khỏi Iraq trước đây là một sai lầm, lẽ ra "chúng ta nên tăng cường xâm nhập vào Iraq chứ không nên rút ra khỏi nước này như vậy" - ông Trump nói.
Một số chuyên gia chính trị nhận định rằng, nếu liên hệ tới những phát ngôn trước đó của ông Donald Trump và những quan chức của chính quyền mới măn nhiệm của ông Obama, tuyên bố này của tân Tổng thống Mỹ là dấu hiệu cho thấy Washington sẽ hiện diện quân sự lâu dài ở Iraq.
Trước vị tân Tổng thống Mỹ, ngay cả Tổng thống mới măn nhiệm là ông Barak Obama và một số quan chức Mỹ cũng đă không dưới 1 lần thừa nhận là chính Mỹ đă trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra và giúp cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS lớn mạnh như hiện nay.
Mới đây nhất, người đứng đầu Cục t́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) là ông John Brennan thừa nhận, việc đưa quân đội Mỹ vào Iraq năm 2003 là "nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng bạo lực và đổ máu tại khu vực rốn dầu của thế giới" và đó cũng là một phần nguyên nhân h́nh thành IS.
Ông này cho biết, mặc dù không phải là nguyên nhân chính, nhưng việc Mỹ rút quân khỏi Iraq năm 2011 là một yếu tố thúc đẩy những sự kiện tiếp theo, tức là đă góp phần cho sự h́nh thành, ra đời và lớn mạnh của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Quân đội Mỹ sẽ hiện diện lâu dài ở Iraq để ngăn chặn IS trỗi dậy?
Tuy vậy, nhà lănh đạo cơ quan t́nh báo Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ có phần lỗi gián tiếp và rất ít trong việc này, Mỹ sớm rút khỏi Iraq nên họ không thể tư vấn và hỗ trợ chính quyền Baghdad đập tan IS từ trong trứng nước - ông Brennan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN.
"Giá mà khi ấy chúng tôi biết những ǵ như bây giờ chúng ta thấy là IS có thể bùng nổ ở Iraq rồi lan sang Syria, th́ liệu chúng tôi có thực hiện đường lối tương tự? Có lẽ là không" - vị lănh đạo của CIA dưới thời ông Obama đưa ra ư kiến tán đồng với quan điểm của tân Tổng thống Donald Trump.
Trump sẽ tiếp tục quan điểm của chính quyền Obama?
Ngay cả Tổng thống vừa măn nhiệm Barak Obama khi sắp rời nhiệm sở cũng đă thừa nhận là tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo sinh ra và lớn mạnh như hiện nay là do sai lầm của Hoa Kỳ và chính quyền tương lai của Mỹ sẽ không lặp lại sai lầm này.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng chính quyền Mỹ trong cuộc chiến chống nhóm IS (bị cấm ở Nga) đă không lặp lại những sai lầm đă mắc năm 2003 khi xâm nhập Iraq và rút quân khỏi mảnh đất này vào năm 2011, khi IS bắt đầu chiếm đóng Iraq và sau đó đánh tràn sang Syria.
"Khi quyết định sẽ đáp trả thế nào với hành động của IS, chúng ta đă không lặp lại một số sai lầm từng mắc trong cuộc xâm nhập năm 2003, vốn đă khiến phát sinh tổ chức IS" - ông Obama thừa nhận khi phát biểu ở Florida về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố hồi cuối tháng 12/2016.
Ông lưu ư rằng trọng tâm chính là để giúp "Chính phủ thống nhất dân tộc" của Iraq, công việc hàng đầu là phải đấu tranh tiêu diệt IS. Ngoài ra, ông Obama nhắc rằng Hoa Kỳ đă thành lập liên minh gồm hơn 60 quốc gia, kể cả các nước láng giềng của Iraq.
"Và sau đó chúng ta bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố tại Syria và Iraq, nhưng không phải bằng sức mạnh của các tiểu đoàn Mỹ mà bằng lực lượng của các cơ cấu địa phương mà chúng ta hỗ trợ thiết bị, cố vấn và lính đặc nhiệm" - ông Obama nói.
Phụ họa với ư kiến của cựu Tổng thống Mỹ, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Ashton Carter hôm 5/12/2016 cũng khẳng định rằng, lực lượng Mỹ và các đồng minh trong liên quân quốc tế sẽ bám trụ lại lâu dài ở Iraq sau khi đánh tan IS, không nên chỉ giới hạn bằng việc hoàn thành chiến dịch quân sự ở Mosul.
Ông này cho rằng, vẫn c̣n nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng IS sau khi bị đánh bại sẽ không phục hồi ở t́nh trạng tương tự, không để cho các chiến binh nước ngoài và IS có cơ hội thay đổi địa bàn hoạt động và tái tập hợp - cựu Bộ trưởng Mỹ cho biết khi phát biểu tại Diễn đàn an ninh ở bang California.
Theo lời ông Ashton Carter, "để làm được như vậy cần để lại đây không chỉ quân Mỹ, mà cả các đối tác đă tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, ông Carter không cho biết là theo quan điểm của ông ta th́ lực lượng liên quân quốc tế cần trụ lại ở Iraq trong bao lâu.
Những tuyên bố mới nhất của ông Donald Trump có phần đồng điệu với quan điểm của chính quyền tiền nhiệm Obama.
Điều này cho thấy rằng, với tư duy thực dụng của một tỷ phú, rất có thể tân Tổng thống Mỹ sẽ quyết định để quân Mỹ hiện diện lâu dài ở Iraq, nhằm "giúp Iraq bảo vệ các mỏ dầu của nước này", để "ngăn chặn sự trỗi dậy của IS".
Therealtz © VietBF