Các Tổng thống luôn mang theo ḿnh chiếc vali nhỏ bé có khả năng những tên lửa hạt nhân. Vậy chiếc vali nhỏ này hoạt động như thế nào?
Cơ chế vận hành vali hạt nhân của Mỹ
Ngày 20/1, ông Trump đă chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ và theo đó, tiếp nhận chiếc vali "hủy diệt" này. Từ thời điểm này, ông Trump chính thức sở hữu quyền năng duy nhất tại nước Mỹ là phát động một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân.
Chiếc “Vali hạt nhân” bí ẩn này được mệnh danh là “Nuclear Football” (tức Quả bóng hạt nhân). Nó luôn ở bên người ông Trump khi ông ở Nhà Trắng, đồng thời nó sẽ luôn được một trợ lư quân sự xách theo trong những chuyến đi của Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, “Vali hạt nhân” không có chứa nút phóng vũ khí hạt nhân như người ta thường nghĩ, mà gồm một một tấm thẻ chứa mă xác thực để tổng thống xác nhận danh tính và một số tài liệu có liên quan đến quy tŕnh phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào một quốc gia khác.
Ngoài ra, chiếc vali c̣n có một cuốn sách b́a đen, liệt kê các mục tiêu của đối phương và lựa chọn phương án tấn công; một cuốn số ghi danh sách các hầm trú ẩn an toàn trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân và một văn bản 10 trang, hướng dẫn sử dụng Hệ thống Liên lạc Khẩn cấp.
Về quy tŕnh tấn công hạt nhân, một khi đă quyết định phát động một cuộc tấn công hoặc phản đ̣n hạt nhân, trước tiên Tổng thống Mỹ sẽ sử dụng quyền của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang để lựa chọn mục tiêu cần hủy diệt của đối phương và phương án tấn công hạt nhân.
Ngay khi xong thủ tục đó, quyền chỉ huy vụ phóng sẽ được trao cho Bộ trưởng Quốc pḥng. Lệnh tấn công được chuyển tới các cơ quan của Lầu Năm Góc và sau đó, các mă xác nhận được niêm phong được gửi tới tổng hành dinh Sở chỉ huy chiến lược Hoa Kỳ đóng tại căn cứ Offutt, bang Nebraska.
Cuối cùng, lệnh tấn công lại được đưa đến đội thực hành, dùng mật mă đă được mă hóa để so sánh với mật mă đội thực hành đang giữ trong két sắt. Nếu các chuỗi mă trùng khớp với nhau, khi đó, cuộc tấn công mới chính thức bắt đầu.
Kíp điều khiển hai người sẽ nạp dữ liệu mục tiêu và tiến hành các quy tŕnh bảo đảm khả năng vận hành của tên lửa. Để tên lửa chính thức kích hoạt rời bệ phóng, mỗi người phải vặn hai ch́a khóa của ḿnh cùng lúc và giữ trong khoảng 5 giây. Các ch́a khóa được đặt cách xa nhau, tránh việc một người có thể tự ra lệnh phóng.
Như vậy, tuy Tổng thống Mỹ là người ra lệnh tấn công hạt nhân nhưng điều này sẽ không do Tổng thống trực tiếp tiến hành mà c̣n phải tuân thủ một quy tŕnh chặt chẽ, từ trên xuống dưới.
Tuy thủ tục ra lệnh phóng từ xuất phát từ Tổng thống đến Lầu Năm Góc và xuống tới các đơn vị cơ sở có vẻ dài ḍng nhưng trên thực tế, chúng diễn ra rất nhanh bởi các hệ thống cơ bản đều được tự động hóa.
Cơ chế vận hành vali hạt nhân của Mỹ
Nếu như ở Mỹ, Tổng thống là người duy nhất có quyền sở hữu vali hạt nhân th́ tại Nga "sức mạnh hủy diệt" này được trao cho 3 nhân vật hàng đầu trong bộ máy chính quyền. Tương ứng với đó, vụ tấn công hạt nhân sẽ chỉ được tiến hành khi cả 3 nhân vật này cũng xác thực lệnh phóng.
Vali hạt nhân của Nga là một phần trong hệ thống tự động hóa mệnh lệnh tối cao và kiểm soát Lực lượng Hạt nhân Chiến lược (SNF), được h́nh thành vào những năm 1980, trong thời kỳ Liên Xô. Tên gọi chung cho của chúng là Cheget, được đặt theo tên dăy núi Cheget ở vùng Kabardino-Balkaria của Nga.
Những vali hạt nhân của Liên Xô được phát triển từ thập niên 80 dưới sự chỉ đạo của giám đốc Cơ quan t́nh báo Liên Xô (KGB) Yuri Andropov. Chúng xuất hiện lần đầu tiên khi cựu lănh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev lên nắm quyền tháng 3/1985.
Vali hạt nhân của Nga có h́nh dáng giống cặp đựng máy tính xách tay và nặng 11 kg. Nếu như ở Mỹ, Tổng thống là người duy nhất có quyền sở hữu vali hạt nhân, th́ Nga có tới 3 Cheget do Tổng thống, Bộ trưởng Quốc pḥng và Tổng tham mưu trưởng quân đội nắm giữ.
Nhiệm vụ của Cheget là cho phép Tổng thống ra lệnh khởi động một cuộc tấn công hạt nhân bằng cách truyền mă tới bộ chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF). Cheget là biểu tượng sức mạnh của người quyền lực nhất nước Nga và được bàn giao qua mỗi nhiệm kỳ tổng thống.
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Nga là người lựa chọn các sĩ quan xách vali hạt nhân tháp tùng Tổng thống. Trong mỗi phiên trực, các sĩ quan không chỉ canh gác mà c̣n phải đảm bảo khả năng hoạt động của vali và các kênh liên lạc đặc biệt.
Ba vali hạt nhân được kết nối với hệ thống liên lạc đặc biệt có tên mă Kavkaz gồm dây cáp, sóng radio và sóng vệ tinh nhân tạo, cung cấp thông tin cảnh báo sớm cho Tổng thống về mọi cuộc tấn công hạt nhân trên toàn cầu.
Kavkaz có khả năng điều khiển tên lửa hạt nhân, ngay cả khi hệ thống thông tin chính bị phá hủy.
Nếu Tổng thống quyết định tấn công hạt nhân, Cheget truyền hiệu lệnh sử dụng vũ khí có sức mạnh hủy diệt này tới thiết bị tiếp nhận thông tin cuối cùng mang tên Baksan được đặt tại các trung tâm chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu, các lực lượng tên lửa, Hải quân và Không quân.
Theo Reuters, sau khi nhận tín hiệu mă hóa, nhân viên tại trung tâm sẽ dùng mă riêng để xác nhận chính Tổng thống đă gửi mệnh lệnh đó và ngay lập tức, một đường dây nóng được nối nhằm xác minh t́nh h́nh.
Khi 3 quan chức hàng đầu là Tổng thống, Bộ trưởng Quốc pḥng và Tổng tham mưu trưởng quân đội đưa ra quyết định cuối cùng, nhân viên sẽ kích hoạt mă tương thích và gửi chúng tới bệ phóng tên lửa và tàu ngầm hạt nhân. Khi ấy, các mă tích hợp và tên lửa phóng thẳng tới mục tiêu.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, 3 vali hạt nhân được bảo vệ nguyên vẹn và bàn giao cho Nga năm 1991. Kể từ đó, Tổng thống đầu tiên của nước Nga là Boris Yeltsin không rời vali quyền lực nửa bước, ngay cả trong thời điểm ông trải qua ca phẫu thuật tim năm 1996 và 1999.
Vali hạt nhân Nga đă từng suưt bị sử dụng
Ví dụ điển h́nh là vào ngày 25-01-1995, thế giới đến gần một thảm họa hạt nhân nhất khi Na Uy phóng một tên lửa đẩy mang vệ tinh khí tượng lên khoảng không vũ trụ, có quỹ đạo bay về hướng nước Nga, nhưng không hề có thông báo về sự việc này.
Các radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của Nga đă phát hiện một quả “tên lửa đạn đạo liên lục địa” không xác định được chủng loại và chưa rơ khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ khu vực phụ cận Spitsbergen - Na Uy, hướng thẳng về phía nước này.
Thông tin này ngay lập tức được báo cáo lên Tổng thống Nga, lúc đó là ông Boris Yeltsin, đồng thời, các hệ thống radar dự cảnh, hệ thống chỉ huy, kiểm soát lực lượng pḥng thủ tên lửa tự động được đặt trong t́nh trạng báo động ở mức cao nhất.
Thông thường, các tên lửa đạn đạo liên lục địa có vận tốc từ 25.000-30.000km/h, hành tŕnh của một tên lửa liên lục địa đối đất mang đầu đạn hạt nhân từ Mỹ đến Nga hoặc đến Trung Quốc và ngược lại chỉ mất khoảng 30 phút, hoặc có thể chỉ hơn 10 phút nếu phóng từ trên tàu ngầm hạt nhân ở gần lănh thổ đối phương.
Bộ chỉ huy trung ương của Nga cho rằng, đây có thể là một tên lửa đạn đạo liên lục địa của NATO, tấn công vào Nga từ các căn cứ phóng ở Na Uy. Lúc này, các thiết bị đo đạc của Nga dự kiến tên lửa đạn đạo này chỉ mất khoảng 5 phút nữa là bay đến Moscow.
Ngay lập tức Tổng thống Boris Yeltsin và các lănh đạo cấp cao nhất đă hội ư khẩn cấp qua đường dây tối khẩn để bàn về “cú phản đ̣n hạt nhân”, trong khi đó, các thông tin về đường bay và khoảng cách của tên lửa này liên tục được xác định và cập nhật.
Sau này ông Yeltsin thừa nhận, trong thời điểm sinh tử đó, chiếc “Vali hạt nhân” huyền thoại mà chỉ những nhà lănh đạo tối cao của Nga mới được sử dụng đă được chuyển đến trước mặt ông, Tổng thống Nga chuẩn bị đối diện với một quyết định lịch sử với “quả bóng hạt nhân”.
May mắn cho thế giới là trong ṿng 5 phút nghẹt thở đó, các hệ thống radar cảnh báo tên lửa Nga đă kịp xác định đó chỉ là một tên lửa đẩy chứ không phải là tên lửa đạn đạo liên lục địa. Sau đó, Moscow đă nổi khùng lên v́ sự bất cẩn của Na Uy suưt nữa đă giết chết toàn nhân loại.
VietBF © sưu tầm