Nhắc đến thị trấn ma, ai cũng dễ h́nh dung đến một nơi không có người ở, hoang vu và điêu tàn. Thế nhưng, thị trấn trấn Kitsault nằm trên bờ biển bắc tỉnh British Columbia, Canada lại khác. Thị trấn này dù không có bóng người nhưng vẫn sáng đèn hàng đêm, đường phố được quét dọn sạch sẽ, cây cỏ được cắt tỉa cẩn thận.
Khi nhắc đến một thị trấn ma, bạn sẽ h́nh dung ra những bức tường loang lổ, những ṭa nhà đổ nát, những ô cửa hoang tàn. Nhưng đến với thị trấn Kitsault nằm trên bờ biển bắc tỉnh British Columbia, Canada, bạn sẽ thấy những dăy nhà kiên cố, các trung tâm mua sắm, nhà hàng, ngân hàng, quán rượu và rạp hát sạch sẽ nguyên vẹn dù hoang vu không một bóng người. Đèn đường khắp thị trấn vẫn sáng hằng đêm và đường phố vẫn xanh tươi cây cối, được cắt tỉa gọn gàng dù đă hơn 30 năm không ai sinh sống.
Thị trấn Kitsaukt nằm gần biên giới Alaska, nối với thành phố Torrace bởi một con đường sỏi đá dài khoảng 115km. Nó tồn tại trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi. Vào năm 1979, đây từng là nơi sinh sống của cộng đồng các công nhân lao động tại những hầm mỏ molypen.
Molypen là một loại hợp kim rắn, thường được dùng để gia tăng độ cứng và chống rỉ cho các sản phẩm thép. Nhưng không lâu sau đó, thị trường đă bỏ rơi molypen, và 1.200 người dân cũng rời bỏ thị trấn heo hút này.
Trong khu vực này của tỉnh British Columbia, những mỏ kim loại quư và đá bán quư như bạc, ch́, kẽm đă được khai thác suốt một thế kỷ qua dẫn đến sự h́nh thành của các thị trấn như Alice Arm và Anuox. Molypden lần đầu được khai thác ở đây từ cuối những năm 60 đến cuối những năm 70, nhưng dần thoái trào khi lợi nhuận giảm xuống. Đến cuối thập kỷ, giá đă tăng trở lại lần nữa khi các khu mỏ giàu molypden ở Alaska, British Columbia và miền tây nước Mỹ dần cạn kiệt. Công ty khai khoáng của Mỹ Phelps Dodge đă không bỏ qua cơ hội này.
Hơn một trăm ngôi nhà cho các gia đ́nh được xây dựng, cộng thêm bảy khu chung cư với hàng trăm căn hộ. Ngoài ra c̣n có một bệnh viện hiện đại, một trung tâm mua sắm, nhà hàng, ngân hàng, bưu điện, quán rượu, bể bơi, thư viện, hai trung tâm giải trí với bể sục, pḥng tắm hơi và rạp hát. Đường điện thoại và truyền h́nh được chôn ngầm. Thậm chí c̣n có một nhà máy xử lư nước thải để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân trong thị trấn.
Gần 18 tháng sau khi gia đ́nh đầu tiên đến định cư ở Kitsault, thị trường molypden bắt đầu sụt giảm do sự suy thoái tính năng nghiêm trọng và sự xuất hiện của molypden nhân tạo. Các hầm mỏ dần đóng cửa và người dân ở Kitsault đă bỏ thị trấn mà đi.
Năm 2005, doanh nhân người Mỹ gốc Ấn Độ Krishnan Suthanthiran đă mua lại thị trấn với giá 7 triệu USD và lên kế hoạch hồi sinh nơi này. Kể từ đó, nhà triệu phú này đă đổ vào đây 25 triệu USD để nâng cấp và bảo tŕ. Hơn 10 nhân viên được thuê để kiểm tra, bảo dưỡng các ṭa nhà, cắt cỏ và quét dọn đường phố. V́ thế, dù không ai sinh sống, đèn đường thị trấn vẫn sáng hàng đêm.
Suthanthiran lên kế hoạch thu hồi khoản đầu tư của ḿnh bằng cách biến Kitsaul thành một trung tâm công nghiệp khí hóa lỏng thiên nhiên của British Columbia. Tương lai của thị trấn đều phụ thuộc vào sự thành bại của dự án khổng lồ này.