Vietbf.com - Để chứng minh sự việc sau đây cho những người mập khó t́m được công việc làm khiến thu nhập của người mập ít hơn, nhưng càng mập th́ càng nhiều chủ nhân không thể mướn những người mập này vào công việc của công ty họ như bài viết dưới đây.
Phân biệt đối xử với người béo vẫn được nhiều người cho là đúng
Sau khi rời hăng truyền h́nh, Shavonne Owens xin việc ở trung tâm chăm sóc trẻ em ở Huntsville, Alabama, do một người bạn giới thiệu. Bà đă gặp nhân viên và bọn trẻ.
Sau đó bà gọi điện nhiều lần nhưng không được trả lời. “Tôi trước đă làm việc này và có bằng, nhưng họ nói với bạn tôi là không thuê tôi v́ tôi quá to béo,” Owens nói, bà cao 1.8 m và nặng 227 kg. Khi phỏng vấn, bà có cam đoan lại là tuy béo nhưng bà có thể ngồi trên sàn nhà và dạy trẻ được.
Ngay cả khi họ giỏi việc, những người béo vẫn bị phân biệt trong công việc. Trong khi việc phân biệt đối xử với nhân viên về giới, tuổi tác, chủng tộc, xu thế t́nh dục, tôn giáo và sự tàn tật, là bất hợp pháp ở nhiều nước, kể cả ở Anh, th́ nhiều doanh nghiệp coi việc từ chối thuê hoặc sa thải người béo là hoàn toàn chấp nhận được.
Béo ph́ hoàn toàn là một trong những thứ xấu để ta phân biệt đối xử,” Enrica Ruggs, trợ lư giáo sư tâm lư trường Đại học Bắc Carolina ở Charlotte, nói.
“Đặc biệt đáng chú ư, nó là vết nhơ đang lan tỏa v́ có quá nhiều người béo ph́ ở Mỹ.”
Bị phân biệt
Độ béo ph́ tính theo chỉ số BMI, người béo ph́ BMI lớn hơn 30, béo bệnh lớn hơn 40. (BMI được tính bằng trọng lượng cơ thể theo kg chia cho b́nh phương của chiều cao tính theo m. Người b́nh thường có BMI bằng 18,5- 24,9).
Các chủ hăng thường đánh giá sai người béo ph́, cho rằng họ không làm được việc khó và không dai sức. Thực tế một số người béo rất khỏe và dai sức. “Ta cần đánh giá cụ thể từng người và không nên cho rằng họ không làm được một số việc cần sức bền,” Abigail Saguy, giáo sư xă hội học ở đại học California, Los Angeles, và tác giả cuốn “Béo th́ làm sao”, nói. “Nhiều người béo rất khỏe, người béo ph́ c̣n chạy marathon.”
Ruggs đă thực hiện một nghiên cứu để xem người béo có bị phân biệt khi vào các cửa hàng tạp hóa hay không. Những người đàn ông không béo thoạt đầu vào một số cửa hàng; rồi sau đó họ mặc độn cho béo và vào một số cửa hàng khác. Ruggs thấy những người giả béo này bị phân biệt qua các diễn cảm ư nhị của người khác. Những nhân viên phục vụ mà họ tiếp xúc ít cười hơn, ít nh́n họ hơn, lánh xa họ, và cố kết thúc sớm cuộc gặp gỡ, so với người đàn ông không béo.
Shavonne Patrice Owens thấy khó kiếm được một công việc v́ chị béo, mặc dù chị đă chứng minh được là chị có thể đảm đương công việc
Phụ nữ bị đối xử tệ hơn
Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ béo bị phân biệt nhiều hơn nam giới béo. Các nhà khoa học ở Đại học Exeter có bằng chứng rằng phụ nữ chỉ v́ béo mà có ít cơ hội hơn trong cuộc sống, thu nhập thấp hơn. Họ nghiên cứu 70 biến số di truyền liên quan đến chỉ số trọng lượng, sử dụng số liệu của 120.000 người tham gia của ngân hàng sinh học Anh, có tuổi từ 40 đến 70.
“Biến số di truyền làm họ béo hơn cũng làm họ nghèo hơn,” Tim Frayling, giáo sư di truyền, nói. Theo nghiên cứu này, nếu một phụ nữ nặng hơn một stone (6,3 kg), v́ di truyền chứ không v́ nguyên nhân khác, th́ người đó sẽ thu nhập kém đi 1.867 USD so với người gầy hơn với cùng chiều cao.
Các phụ nữ béo, so với phụ nữ không béo, dễ phải làm các việc thiên về chân tay hơn, như trợ giúp người ốm tại nhà, nấu nướng và trông trẻ, và ít được ở các vị trí tương tác với xă hội, theo nghiên cứu của Jennifer Shinall, trợ giảng giáo sư luật của đại học Vanderbilt, Tennessee. Hơn nữa, bà thấy lương của người béo bị giảm hơn nữa do lao động chân tay được trả rẻ hơn lao động cần đến tương tác xă hội. Ngay cả khi phụ nữ béo làm ở khâu có giao thiệp xă hội th́ lương họ vẫn thấp hơn.
“Xă hội chú trọng đến h́nh thức của phụ nữ, do vậy có thể giải thích sự phân biệt là dựa trên ư thích,” Shinall nói. “Các chủ hăng có thể lo rằng khách hàng của họ quan niệm rằng béo ph́ là kém hấp dẫn hơn với phụ nữ so với nam giới nên không muốn dùng những phụ nữ béo này ở những vị trí đ̣i hỏi giao tiếp với khách hàng.”
Kêu gọi thay đổi
Liên minh Hành Động Bảo Vệ Người Béo ở Tampa, Florida, đă xây dựng một cẩm nang để các chủ hăng trên toàn thế giới giảm phân biệt người béo ở nơi làm việc và nêu các biện pháp thực hiện. Ví dụ, sách đề xuất người béo là một phần của chương tŕnh đa dạng hóa, được bổ sung vào chính sách chống đối xử tệ, và tiến hành đào tạo cho chuyên viên tuyển dụng.
David Brittman, một người luôn thừa cân, kể lại khi đi học lớp đào tạo về đa dạng tại một hăng luật, tại đây các phụ nữ Mỹ gốc Hàn Quốc và Phi hướng dẫn hội thảo về phân biệt giới, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo. Khi ông bảo họ rằng họ thiếu hẳn một nhóm, nhóm người béo, th́ họ cười phá và nói rằng họ không cảm thấy những người nhân viên béo bị phân biệt.
Nay đă về hưu, Brittman nói rằng tính bộc trực của ông đă làm giảm nhiều lời rủa đối với ḿnh. “Tôi không phải là người béo nhút nhát chịu ngồi xó và than khóc về số phận,” ông nói. Nhưng đôi khi cũng bị chễ riễu. Ông kể lại là “một trưởng pḥng khác nói là mọi người tốt hơn hết là đi ra v́ David đang vào thang máy.” Ông có báo cáo việc này với pḥng nhân sự nhưng họ nói rằng đó không phải là một sự công kích. (khi béo nhất ông nặng 209 kg; nay ông khoảng 125 kg.)
Nhiều người béo rất khỏe; có những người béo ph́ nhưng vẫn chạy marathon
Thiết lập tiền lệ pháp luật
Người nhân viên thường có ít được luật pháp bảo vệ trừ khi ṭa án coi béo ph́ là tàn tật. Ở Mỹ, chỉ có bang Michigan và một số thành phố là có luật chống phân biệt dựa trên trọng lượng cơ thể. Ủy ban Công Bằng Về Cơ Hội Làm Việc đă nhiều lần kiện các chủ hăng, căn cứ vào luật liên bang chống phân biệt người tàn tật, nhưng đến nay ít thành công.
“Khó khăn của loại pháp chế này là nhiều người béo là không tàn tật, nên luật dựa vào tàn tật có thể sẽ không bảo vệ được trong tất cả các trường hợp,” Rebecca Puhl, phó giám đốc trung tâm Rudd về Chính sách Thức Ăn và Béo Ph́ của Đại học Connecticut, nói.
Phần lớn ṭa án bác bỏ lập luận tàn tật nói trên. Đầu năm nay, một ṭa án liên bang Mỹ đă bác bỏ sự béo ph́ của một người không phải là sự tàn tật và khẳng định quyết định của ṭa cấp dưới là ông ta không bị công ty đường sắt BNSF đối xử phân biệt. Công ty này đă không thuê ông vào vị trí thợ máy khi họ biết rằng chỉ số BMI của ông quá 40, là cao quá đối với công việc nhạy cảm với an toàn.
Trong trường hợp đó, ṭa kháng cáo nói rằng sự béo ph́ này phải là do sự rối loạn chức năng hoặc do điều kiện được coi là sự hư hỏng thể chất theo luật về tàn tật. Nhưng EEOC (Hội Đồng Công Bằng Về Cơ Hội Làm Việc), năm 2012, có thắng kiện với việc được thanh toán 125.000 USD của cơ quan điều trị do đuổi việc một nhân viên nữ v́ béo ph́. Trong trường hợp này, ṭa án liên bang quyết định béo ph́ nặng có thể được coi là tàn tật bất luận nó có phải là hậu quả của rối loạn chức năng hay không.
“Nếu một ṭa án chấp thuận béo bệnh là sự hư hỏng của cơ thể, th́ người chủ hăng phải chứng minh người mà họ không thuê không thể làm được công việc hoặc sẽ gây nguy hại v́ béo,” Christopher Kuczynski, trợ lư luật sư của EEOC, nói.
Ṭa Tư Pháp châu Âu cũng phán quyết rằng nhân viên bị béo ph́ sẽ chỉ được bảo vệ nếu họ là tàn tật v́ béo. Phán quyết này được đưa ra trong một vụ việc một người giữ trẻ người Đan Mạch bị chính quyền thành phố cho thôi việc, một công việc mà ông đă đảm nhận hơn 14 năm. Theo quyết định của ṭa án châu Âu th́ ṭa án thành phố Kolding, Đan Mạch, không có bằng chứng là ông không thực hiện được công việc nhưng vẫn đuổi việc ông. Vụ này được kháng cáo lên Ṭa Tối Cao Đan Mạch.
“Ông có thể thực hiện công việc một cách thỏa đáng, nhưng do béo nên có bị hạn chế: thí dụ ông có khó khăn khi đứng lên và ngồi xuống trên sàn nhà để chơi với trẻ em, ông không thể chạy hoặc đi nhanh bằng chúng,” luật sư bên nguyên nói.
V́ chứng béo ph́ có tác hại tới phụ nữ ở nơi làm việc nhiều hơn nam giới, nữ giáo sư Shinall nói, nên bà tin rằng chính phủ có thể sẽ có hành động đối với một số chủ hăng vi phạm luật chống phân biệt giới. Thực vậy, EEOC đă kiện thành công hăng hàng không Mỹ những năm đầu của 1990 là phân biệt giới v́ họ yêu cầu nữ tiếp viên hàng không phải đáp ứng những tiêu chuẩn trọng lượng nhất định.
Sao chép có b́nh luận
Một số người biết cách khắc phục khi bị phân biệt hoặc bị trêu v́ béo ở cơ quan. Valinda Royal có lần bị đuổi việc khỏi pḥng khám nha v́ một nha sĩ mới không thấy thoải mái với kích cỡ và cách làm việc của bà. Bà đă tố cáo và cuối cùng pḥng khám giải quyết cho bà khoảng 1.000 USD.
“Đôi khi qua nhiều năm, có người nhận xét cho rằng tôi không thông minh bằng những người khác v́ béo,” bà kể lại. “Những tôi đă học được từ nhiều năm trước là không để những lời nói xấu và phân biệt làm ḿnh tan nát. Một số thứ trong cuộc đời đă tạo nên ḿnh; ḿnh không được để người ta làm ḿnh thấy đau khổ về bản thân.”
Theo thời gian, bà đă nhận được những sự giúp đỡ quư giá của gia đ́nh và có ư thức tự trọng cao. “Bạn cũng có thể dạy người khác cách đối xử với bạn, tạo sự kính nể nếu bạn muốn,” Royal nói, nay bà đă là cố vấn về bệnh tâm thần ở Gaithersburg, Maryland, cao 1,5 m và nặng 125 kg. “Thí dụ, khi ai đó đối xử không đúng với tôi, tôi hỏi thẳng ‘Có điều ǵ làm bạn khó chịu không?” Trong phần lớn trường hợp, họ ngừng lối xử sự như vậy với tôi ngay.”