Người đàn ông đưa ra một lời tiên đoán về Tổng thống đă bị cảnh sát bắt giữ.Lời tiên tri của người đàn ông có thể bị coi là một lời xui xẻo hay xúc phạm.Ngoài ra ông c̣n bị cáo buộc nhiều tội khác.
Mục sư Patrick Mugadza (phải) tiên đoán Tổng thống Mugabe (trái) sẽ qua đời vào ngày 17/10
Hăng tin AFP dẫn lời luật sư Gift Mtisi cho biết mục sư Patrick Mugadza đă bị bắt tại một ṭa án ở Harare, nơi ông xuất hiện trong một vụ án khác với cáo buộc mặc quốc kỳ.
“Ông xuất hiện tại ṭa án v́ một sự việc khác và cảnh sát đă bắt ông trong giờ giải lao và buộc tội ông đưa ra lời tiên đoán (về cái chết của Tổng thống Mugabe vào tuần trước),” luật sư Mtisi nói.
“Ông ấy ban đầu bị buộc tội phá hoại chính quyền của tổng thống và tội danh sau đó được chuyển thành xúc phạm con người của một chủng tộc hoặc tôn giáo.”
Mục sư Mugadza tuần trước có một cuộc họp báo tại thị trấn Kariba, tại đó ông đưa ra tiên đoán rằng Tổng thống Mugabe sẽ chết vào ngày 17/10.
Trêu chọc hay đưa ra phỏng đoán về Tổng thống Mugabe là một việc làm rủi ro ở Zimbabwe, nước có đạo luật cấm “phá hoại chính quyền hoặc xúc phạm tổng thống.”
Năm 2015, mục sư Mugadza đă từng bị bắt giam trong gần 1 tháng sau khi cầm một tấm bảng viết rằng sự cai trị của Tổng thống Mugabe đang khiến người dân khổ cực.
Vào ngày Quốc khánh năm ngoái, vị mục sư này đă có một bài giảng đạo nói về t́nh trạng thiếu tự do ở Zimbabwe.
Tổng thống Mugabe lên nắm quyền từ khi quốc gia này giành độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh vào năm 1980. Sức khỏe của ông đă trở thành chủ đề bàn tán khi ông thường xuyên đến vùng Viễn Đông để điều trị y tế.
Ông Mugabe đă tránh việc nêu tên người kế nhiệm ḿnh và nội bộ đảng Zanu-PF của ông đang giành xé để được lựa chọn kế nhiệm ông. Năm ngoái, Tổng thống Mugabe đă phải đối mặt nhiều cuộc biểu t́nh trên đường phố phản đối chế độ độc tài của ông.
Zimbabwe từng được coi là một miền đất hứa của Châu Phi sau khi giành độc lập. Tuy nhiên, nền kinh tế của nước này đă suy sụp kể từ năm 2000 sau vụ tịch thu các trang trại của người da trắng và việc in tiền tai hại. Cộng với đó, sự điều hành kém hiệu quả của chính phủ đă khiến lạm phát leo thang.
Zimbabwe bị siêu lạm phát kể từ năm 2009, với mức lạm phát lên tới 500 tỷ phần trăm, khiến đồng nội tệ trở nên vô giá trị.