Lưu Văn Vịnh, Hồ Văn Hải và Nguyễn Văn Đức Độ là những blogger bị chính quyền VC bắt vào cuối năm 2016. Tổ chức Theo dơi Nhân quyền mới đây cũng đă bày tỏ quan ngại về nhân quyền ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Campuchia. Trong đó, HRW có đề cập đến vấn đề quyền tự do ngôn luận và cách gia tăng đàn áp ở khu vực này.
Từ trái sang, các blogger Lưu Văn Vịnh, Hồ Văn Hải và Nguyễn Văn Đức Độ bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào cuối năm 2016.
Hôm thứ Sáu, 13/1, Tổ chức Theo dơi Nhân quyền (HRW) công bố phúc tŕnh thường niên về t́nh trạng nhân quyền trong đó đánh dấu sự suy giảm nghiêm trọng tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt đáng lo ngại là tại Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Campuchia.
Phúc tŕnh nhân quyền chỉ ra rằng các chính phủ siết chặt kiểm soát hoạt động của truyền thông báo chí và thông tin liên lạc bằng việc áp dụng các luật lệ về tội phạm mạng, nổi loạn và đặt ra nhiều hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dơi Nhân quyền cho biết có dấu hiệu gia tăng đàn áp và kiểm duyệt của nhà nước gây ảnh hưởng đến cộng đồng trên mạng.
Trong một email gởi cho đài VOA, ông Robertson viết:
"Các chính phủ đang đe dọa các quyền của người dân ngày càng nhiều, những người bày tỏ những ǵ họ muốn trên mạng Internet và thành lập các hội nhóm để lên tiếng cho quyền lợi của ḿnh.”
Ông cho biết nhiều chính phủ của các nước Đông Nam Á có chính sách đàn áp, và xem Internet là mối đe dọa cần ngăn chặn.
Bản phúc tŕnh cũng cáo buộc chính phủ Thái Lan và Việt Nam đă đàn áp việc đưa tin trên mạng trực tuyến và truyền thông trong năm qua.
Tại Việt Nam, bản phúc tŕnh lưu ư việc "các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền" phải đối mặt với "sự đe dọa và sách nhiễu liên tục của công an", và bị "biệt giam hay bỏ tù chỉ v́ thực hiện quyền cơ bản của họ."
Các nhà hoạt động nhân quyền từng hy vọng rằng giới lănh đạo mới từ sau Đại hội Đảng Cộng sản XII năm 2016 sẽ giảm bớt việc trấn áp. Nhưng ông Brad Adams, Giám đốc châu Á của HRW, cho biết niềm hy vọng này đă "tiêu tan".
Trong năm 2016, tại Việt Nam có ít nhất 19 người, bao gồm các blogger nổi tiếng, đă bị kết án tù dài hạn. Các nhân viên thường phục hay ẩn mặt "tấn công thường xuyên nhằm vào các blogger nhân quyền và những người vận động bằng các hành vi rất rơ ràng nhưng họ không bị trừng phạt."