Ung thư và HIV/AIDS không phải nhưng những căn bệnh gây tử vong cao nhất. Dưới đây là 7 căn bệnh khiến nhiều người chết nhất trên thế giới.
1: Bệnh tim mạch vành (thiếu máu cục bộ tim)
Bệnh mạch vành, hay c̣n gọi là thiếu máu cục bộ tim, xảy ra khi các mạch máu cung cấp máu cho tim bị hẹp lại.
Bất ngờ bệnh tim mạch vành lại là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 7,4 triệu người tử vong v́ thiếu máu cục bộ tim mỗi năm, chiếm khoảng 13,2% các ca tử vong trên toàn thế giới.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp cao, cholesterol máu cao và hút thuốc lá. Luyện tập thể dục Thể thao thường xuyên, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và kiểm soát cân nặng hợp lư có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
2: Đột quỵ
Đột quỵ (tai biến mạch máu năo) là t́nh trạng bệnh lư do tổn thương mạch máu năo đột ngột (mạch máu bị tắc hay ṛ rỉ). Các tế bào năo thiếu oxy sẽ bị chết trong ṿng vài phút.
Đột quỵ gây ra vào khoảng 6.7 triệu ca tử vong trên thế giới mỗi năm, theo WHO, tức là khoảng 11.9% trên tổng số các trường hợp tử vong.
Tại Mỹ cứ 4 phút lại có một người chết v́ đột quỵ. Khoảng 1 trên 4 ca đột quỵ xảy ra trên đối tượng đă từng có tiền sử đột quỵ. Đột quỵ cũng là một nguyên nhân dẫn tới tàn tật.
Yếu tố nguy cơ của đột quỵ cũng tương tự như bệnh mạch vành. Nói chung, việc duy tŕ một lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
3: Bệnh phổi tắc nghẽn măn tính
COPD là một bệnh măn tính và tiến triển tại phổi khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở. Viêm phế quản măn tính và bệnh khí phế thũng là một số loại bệnh được xếp vào nhóm bệnh COPD.
Theo WHO, hằng năm có khoảng 3,1 triệu ca tử vong do mắc COPD, tương ứng với 5,6% trong tổng số trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Vào năm 2004, có khoảng 64 triệu người tại thời điểm đó đang phải chung sống với bệnh COPD.
Nguyên nhân chủ yếu gây COPD là hút thuốc lá và t́nh trạng hút thuốc thụ động. Một yếu tố khác chính là ô nhiễm bầu không khí, cả trong và ngoài nhà.
Tỷ lệ mắc bệnh COPD ở cả nam và nữ là ngang nhau. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh COPD, tuy nhiên người ta có thể làm giảm tiến triển của bệnh bằng cách sử dụng thuốc.
4: Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
Theo số liệu của WHO, số người tử vong v́ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới là 3,1 triệu người hay 5.5% các ca tử vong trên toàn cầu. Nhóm các bệnh này bao gồm viêm phổi, viêm phế quản và cúm.
Mùa dịch cúm kéo dài từ tháng 12 đến tháng hàng năm ở bắc bán cầu và từ tháng 6 đến tháng 8 ở vùng nam bán cầu. Tuy nhiên, nguy cơ mắc phải các bệnh này xuất hiện quanh năm ở các khu vực nhiệt đới.
5: Ung thư khí quản, ung thư phế quản và ung thư phổi
Ung thư khí quản, phế quản và phổi đều được xếp vào nhóm ung thư hô hấp. Các nguyên nhân chính gây các dạng ung thư này là hút thuốc, hút thuốc thụ động và độc tố từ môi trường.
Vào năm 2012, WHO ước tính có khoảng 1,6 triệu người tử vong v́ ung thư khí quản, phế quản và phổi. Các bệnh ung thư này đóng góp vào khoảng 2,9% số ca tử vong trên toàn cầu.
6: HIV/AIDS
HIV là viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch (human immunodeficiency virus).
Đây là loại virus có thể tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây bệnh AIDS – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS là một hội chứng có tính chất kéo dài mạn tính và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Châu Phi là nơi có tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới.
Theo Hiệp hội nghiên cứu về AIDS, kể từ khi đại dịch nổ ra trên toàn cầu, khoảng 39 triệu người đă bị tử vong v́ nhiễm HIV/AIDS. Hằng năm, có khoảng 1,5 triệu người đă mất v́ AIDS, tương ứng với 2,7% các trường hợp tử vong trên toàn cầu.
Tính cho đến cuối năm 2012, 35.5 triệu người trên thế thới đă bị nhiễm HIV. Mỗi ngày, có khoảng thêm 5.700 người bị nhiễm mới.
Vùng châu Phi hạ Sahara là khu vực HIV lan tràn phổ biến nhất, cứ 20 người trưởng thành th́ có 1 người bị nhiễm HIV. Vùng này cũng là nơi ở của 70% số người nhiễm HIV trên toàn thế giới.
7:Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là t́nh trạng bệnh lư khi bạn đi ngoài ra phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Khi tiêu chảy kéo dài khoảng vài ngày, cơ thể bạn sẽ bị mất đi khá nhiều muối và nước. Khả năng tử vong do suy kiệt và mất nước là rất cao
WHO ước tính rằng có khoảng 1,5 triệu người tử vong v́ bệnh tiêu chảy, chiếm 2,7% số ca tử vong. Tiêu chảy là bệnh gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo thống kê, có khoảng 760.000 trẻ em tử vong mỗi năm v́ tiêu chảy.
Ngoài ra, những bệnh như đái tháo đường, các biến chứng của sinh non, bệnh lao... cũng được cảnh báo có nguy cơ gây tử vong cao trên thế giới.
VietBF © sưu tầm