Đă gần hết năm 2016, năm mà Putin tỏ rơ thế và lực của nước Nga khiến cả thế giới đều phải kinh ngạc. Nga ngày càng lấy lại vị trí của ḿnh trên trường quốc tế. Hiện Tổng thống Putin tuyên bố với hàng loạt chương tŕnh phát triển vũ khí siêu thanh mới của Nga đă đạt tới gần cấp độ trang bị đại trà, sẽ không có đối thủ tương đương trên thế giới.
Trong cuộc họp với Bộ Quốc pḥng tại Điện Kremlin mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă khẳng định tiến độ hiện đại hóa các quân binh chủng của Quân đội Nga đang diễn ra đúng kế hoạch và tiềm lực quốc pḥng của Nga hiện đảm bảo cho Nga có thể chiến thắng bất kỳ đối thủ tiềm năng nào. Điều đó có được là nhờ những tiến bộ mang tính cách mạng của Nga trong lĩnh vực phương tiện tiến công siêu thanh mới.
Có thể thấy rơ, hàng loạt chương tŕnh phát triển vũ khí siêu thanh mới của Nga đă đạt tới gần cấp độ trang bị đại trà, trong khi không có đối thủ tương đương trên thế giới. Hồi tháng 3-2016, Nga thử thành công tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon để trang bị trên các chiến hạm và tàu ngầm tương lai. Tới tháng 10 cùng năm, Nga thử thành công thiết bị lượn siêu thanh “Sản phẩm 4202” để lắp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới Sarmat. Thiết bị lượn siêu thanh mới được đánh giá có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa hiện có và sắp xuất hiện trên thế giới trong tương lai gần…
Định nghĩa về ḍng vũ khí chiến lược mới
Một vật thể để được coi là bay ở tốc độ siêu thanh (hypersonic) khi có thể chạm mốc hoặc vượt qua tốc độ 4.500km/giờ. Để làm được điều này cần sự kết hợp của một loạt các yếu tố phức tạp từ h́nh dáng khí động, vật liệu chế tạo, động cơ phản lực được thiết kế đặc biệt… Nga với những lợi thế của ḿnh trong lĩnh vực tên lửa siêu thanh kế thừa từ thời Liên Xô đă có những bước tiến nhảy vọt. Thiết bị bay siêu thanh mới cần thiết phải được trang bị động cơ phản lực ḍng thẳng (Ramjet) để cung cấp đủ lực đẩy cần thiết. Sức mạnh này càng được nhận lên với nhiên liệu tên lửa đặc chủng Detsilin-M do các nhà khoa học Nga phát kiến.
Một điểm mấu chốt khác là người Nga đă giải quyết được vấn đề khi vật thể bay ở tốc độ siêu thanh, nó sẽ tạo ra “kén plasma” đốt cháy mọi cảm biến và hệ thống điều khiển trên đạn. Thông tin về vấn đề này hiện vẫn được giữ bí mật, nhưng rơ ràng tên lửa siêu thanh mới của Nga vẫn có khả năng tự dẫn như các ḍng đạn tên lửa b́nh thường khác.
Điểm tiếp đến của vũ khí siêu thanh là khả năng bay với vận tốc cực cao. Trong quá tŕnh bay, có những giai đoạn, tốc độ có thể đạt Mach 15 (7km/giây). Khả năng cơ động quỹ đạo ở ngoài khí quyển (độ cao trên 100km) trước khi tiếp cận tầng khí quyển đậm đặc gần mặt đất đă biến vũ khí siêu thanh trở thành mục tiêu không thể ngăn chặn. Điều này sẽ giúp duy tŕ ưu thế của Nga trong ít nhất vài thập niên tới.
Giới chuyên gia đánh giá, nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, từ năm 2017, Nga sẽ sở hữu ICBM Sarmat và đầu đạn tấn công siêu thanh mới có khả năng tấn công hạt nhân hoặc phi hạt nhân chính xác mọi nơi trên Trái đất. Đây là yếu tố mang tính răn đe mạnh mẽ và cũng dễ hiểu khi Tổng thống Mỹ tương lai Donald Trump tuyên bố sẽ nâng cấp lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ.
Sức mạnh răn đe
Đă từ lâu, giới chức quân sự Mỹ đă chú ư tới các dự án phát triển phương tiện vũ khí siêu thanh mới của Nga. Tạp chí Washington Free Beacon trong số phát hành mới đây khẳng định, Không quân Mỹ đă có hẳn một dự án bí mật chuyên nghiên cứu và thu thập thông tin liên quan tới các chương tŕnh vũ khí siêu thanh mới đang thực hiện tại Nga.
Trong khi đó, ở góc nh́n khác, nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten nhận định, vũ khí siêu thanh sẽ là ưu thế của Nga kể từ năm 2020: “Đầu đạn hạt nhân có khả năng cơ động siêu thanh sẽ là dạng vũ khí mới không thể ngăn chặn, kể cả hệ thống pḥng thủ tên lửa tối tân Mỹ đang sở hữu….”.
C̣n tạp chí Mỹ The National Interest nhận định, Sarmat với đầu đạn siêu thanh mới có khả năng tấn công Mỹ từ bất kỳ hướng nào, chứ không phải đường bay đạn đạo ngắn nhất. Với tốc độ cơ động tới 7.000km/giờ, nó có thể tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào trong lănh thổ nước Mỹ.
Theo đó, đạn tên lửa Sarmat nặng 100 tấn, có thể chở theo 10 tấn đầu đạn. Điều này có nghĩa mỗi tên lửa Sarmat sẽ chở theo đầu đạn đơn với tổng sức công phá tới 50 Megaton (triệu tấn thuốc nổ TNT) hoặc 10-14 đầu đạn cơ động siêu thanh để tấn công mục tiêu.
“Nếu “người tiền nhiệm” ICBM Satan đă mang lại sự sợ hăi, th́ Sarmat sẽ là sự khủng hoảng”, The National Interest đăng tải. Vũ khí siêu thanh mới đang được sử dụng nhưng một phương tiện răn đe mới.
Cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh giữa các cường quốc sẽ c̣n tiếp tục, đó là nhận định của nhiều chuyên gia quân sự danh tiếng. Cục diện chiến tranh trong thế kỷ 21 sẽ được quyết định bằng vũ khí tấn công siêu thanh. Điều này cũng giúp chúng ta hiểu ra việc tại sao vào đầu những năm 2000, Lầu Năm góc thay đổi chiến lược phát triển vũ khí với khái niệm tấn công nhanh trên toàn cầu bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành tŕnh siêu thanh.
Cuộc chiến hiện chưa tới hồi kết, nhưng người Nga đang dẫn đầu.