Sống dưới thời Tập Cận Bình, không biết bao nhiêu kẻ "hóa kiếp chó" một cách nhanh chóng. Từng bước loại bỏ "hổ béo", Tập tiếp tục loại trừ "ung nhọt" do những "hổ béo" này tạo ra. Bắt đầu từ 1/1/2017, "Điều lệ giám sát quân đội" mới của Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình bắt đầu có hiệu lực.
Điều lệ mới quy định, công tác kiểm tra giám sát đối với Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc (CAPF) - lực lượng thuộc sự lãnh đạo của Ủy ban Quân sự trung ương (CMC) và Quốc vụ viện Trung Quốc - sẽ do CMC chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Đồng thời, xác định rõ "công tác kiểm tra đối với tất cả các đơn vị, cán bộ lãnh đạo các cấp của CAPF sẽ được tiến hành dựa theo quy định đối với các đơn vị và cán bộ lãnh đạo quân đội (PLA)".
Quyền lực của "cựu trùm an ninh" về tay ông Tập
Giới quan sát cho rằng, do cơ cấu của CAPF đã được kiện toàn trước Đại hội đảng cộng sản trung quốc khóa XVIII (2012) lại thêm việc được áp dụng điều lệ giám sát của quân đội cho thấy, CAPF đã "thuộc về" PLA cũng như Tập Cận Bình.
Báo Đa chiều đánh giá, hai "hổ béo" lớn nhất của chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội chính là Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu và từ cuối nửa năm 2016, ông Tập không ngừng tăng cường thanh lọc "ung nhọt" do Quách, Từ để lại.
Lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc. (Ảnh: BQP TQ)
"Tuy CAPF có khả năng hoặc ít hoặc nhiều "lây nhiễm ung nhọt của Quách, Từ" nhưng căn nguyên "mầm bệnh" lớn nhất vẫn bắt nguồn từ Cựu Bộ trưởng Bộ công an Chu Vĩnh Khang.
Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu thu hút sự chú ý của dư luận khi điều lệ giám sát của quân đội được áp dụng với lực lượng cảnh sát vũ trang", Đa chiều bình luận.
CAPF có nhiệm vụ chủ yếu là "duy trì an ninh" trong nước. Khi còn tại nhiệm, những đơn vị quan trọng của lực lượng này đều do Chu Vĩnh Khang quản lý.
Chu có quyền điều động cảnh sát vũ trang tham gia xây dựng phát triển kinh tế địa phương và duy trì trật tự an ninh xã hội.
Giới phân tích nhận định, CAPF dưới nhiệm kỳ của Chu Vĩnh Khang đã "thoát khỏi" sự kiểm soát của CMC và trở thành "vật riêng" của Chu.
Đa chiều cho hay, tính đến nay, tư lệnh chính ủy lực lượng cảnh sát vũ trang - vốn là Ủy viên Bộ chính trị Khóa XVIII - của các địa phương đều được điều chuyển. Đồng thời, sự "thay máu" trong lực lượng này ở các địa phương và 14 sư đoàn cơ động đều diễn ra mạnh mẽ.
"Sau khi chỉnh đốn các lực lượng trong quân đội, Tập Cận Bình mới tiến hành chấn chỉnh hệ thống lực lượng cảnh sát vũ trang.
Tính cho đến trước thời điểm của hội nghị Bắc Đới Hà (8/2016), người đứng đầu CMC đã hoàn thành mục tiêu điều chỉnh CAPF. Điều này cho thấy, chỉnh đốn đội ngũ này không phải là chuyện dễ dàng", Đa chiều viết.
Theo giới quan sát, sau khi Điều lệ giám sát quân đội mới của ĐCSTQ được công bố, website báo Giải phóng quân đã đặc biệt nhấn mạnh, "quy trình giám sát CAPF được thống nhất với tiêu chuẩn của quân đội".
Điều này thực chất nhằm "đánh dấu" sự "lệ thuộc" của CAPF vào PLA, trên cả phương diện tài chính.
Đa chiều nhận định, song song với tiến trình cải cách quân đội bước vào giai đoạn mới, Điều lệ giám sát quân đội mới được ban hành đã tăng cường khả năng kiểm soát tài chính đối với lãnh đạo cấp cao CAPF của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Điều này cho thấy, rất có thể sẽ có thêm "hổ lớn" được phát hiện trong thời gian tới khi điều lệ mới được chính thức thực thi.
Therealtz © VietBF