Đức Đạt Lai Lạt Ma bị Trung Quốc coi như phần tử ly khai. Quốc gia này thường xuyên phải đối việc các nguyên thủ quốc gia gặp Ngài. Dân biểu Sensenbrenner đang nỗ lực kêu gọi tổng thống đắc cử Donald Trump gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Một dân biểu hàng đầu của đảng Cộng ḥa đề nghị Tổng thống tân cử Mỹ, Donald Trump, gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma và giúp phát huy ḥa b́nh giữa Tây Tạng với Trung Quốc.
Trong thư gửi ông Trump được công bố ngày 8/12, dân biểu Jim Sensenbrenner viết rằng “Trong lúc ông đang gặp gỡ các lănh đạo trên thế giới chuẩn bị đảm nhiệm vai tṛ Tổng thống, tôi muốn nhân cơ hội này đề nghị ông gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.”
Kể từ khi đắc cử hôm 8/11 tới nay, ông Trump và Phó Tổng thống tân cử Mike Pence đă nói chuyện với hơn 50 lănh đạo thế giới. Trong số này, cuộc điện đàm ‘xă giao’ với Tổng thống Đài Loan đă khiến Trung Quốc phản ứng mạnh.
Trong nhiều năm qua, các đời Tổng thống Hoa Kỳ vẫn duy tŕ quan hệ với vị lănh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong ở Ấn Độ nhưng hễ một vị Tổng thống Mỹ nào tiếp đón Ngài ở Ṭa Bạch Ốc th́ Bắc Kinh lại bày tỏ ra phẫn nộ.
Cho tới nay, ông Trump vẫn chưa trao đổi với Đức Đạt Lai Lạt Ma, và đó là lư do dân biểu Sensenbrenner nhiều ảnh hưởng của phe Cộng ḥa viết kiến nghị thư.
“Người dân Tây Tạng có quyền ǵn giữ văn hóa, di sản, ngôn ngữ, và tôn giáo của họ. Trong nhiều năm qua, người Tây Tạng đă liên tục đấu tranh để tự giải phóng ḿnh khỏi chính phủ Trung Quốc và bảo tồn các quyền tự do căn bản này,” thư có đoạn viết.
Tác giả bức thư nói “Trong suốt nửa thế kỷ qua, Mỹ đă có mối quan hệ vững chắc, ổn định với nhân dân và chính phủ Tây Tạng. Tôi hy vọng ông sẽ tiếp tục mối quan hệ vững mạnh với Tây Tạng cũng như cổ súy cho ḥa b́nh giữa Tây Tạng với nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa.”
Là một dân biểu từ năm 1979 tới nay, ông Sensenbrenner đă diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi 2008. Dân biểu này nói rằng kể từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma sang Ấn sống lưu vong cách đây 57 năm, Ngài luôn là một tiếng nói cổ súy mạnh mẽ và kiên tŕ cho một giải pháp ḥa b́nh để chấm dứt căng thẳng giữa Tây Tạng với Trung Quốc.
Trung Quốc xem Đức Đạt Lai Lạt Ma như một phần tử ly khai và thường xuyên phản đối mỗi khi các nguyên thủ trên thế giới gặp gỡ Ngài.