Mâu thuẫn Mỹ và Philippines vẫn ngày càng sâu sắc chỉ v́ Mỹ lên tiếng về nhân quyền trong vụ chống ma túy của Tổng thống Philippines. Vả lại với miệng lưỡi của ông Duterte đă khiến người Mỹ cùng các nhà kinh doanh Mỹ tại Philippines lo ngại. Họ có thê bị tống về nước bất kỳ lúc nào, liệu chính phủ Mỹ có cách nào để những người Mỹ sống tại Philippines được sống yên ổn?
Trong một quán bar nằm dọc vịnh Subic của Philippines do một cựu chiến binh Mỹ sở hữu, chủ đề chính của các cuộc tṛ chuyện không c̣n là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới mặc dù những ly cà phê, h́nh ảnh, mũ lưỡi trai có in h́nh ông Donald Trump xuất hiện khắp nơi”.
Đó là h́nh ảnh đại chúng về mối lo lắng của người Mỹ tại Philippines hiện nay được hăng tin Reuters (Mỹ) tường thuật liên quan đến sự thay đổi chóng mặt trong chính sách của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Reuters cho biết các cuộc nói chuyện tại quán ba ở TP Olongapo trên giờ đă xoay quanh chủ đề căng thẳng giữa ông Duterte với Washington và động thái “ve văn” Trung Quốc của ông Duterte, thứ khiến các khách hàng người Mỹ tại quán bar, những người sống gần căn cứ hải quân vịnh Subic, lo lắng.
“Lo ngại lớn nhất là một ngày nào đó khi ông ấy thức dậy và thông báo rằng những ai đến từ Mỹ hăy rời khỏi thành phố, buộc chúng tôi phải để lại sau lưng những người thân yêu của ḿnh” - ông Jack Walker, một cựu trung sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ sống ở TP Olongapo gần căn cứ hải quân vịnh Subic, nói.
Hơn một thế kỷ qua, Philippines và Mỹ đă có lịch sử gắn bó lâu dài từ thời chiếm đóng tới thời kỳ thắt chặt hợp tác những năm trở lại đây. Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi khi ông Duterte, người vừa mới lên nắm vị trí tổng thống Philippines gần ba tháng, xem xét lại quan hệ này.
Trong một loạt các phát ngôn gây ảnh hưởng quan hệ hai nước, ông Duterte đă có các lời lẽ xúc phạm Tổng thống Mỹ Barack Obama và đại sứ Mỹ tại Philippines v́ chỉ trích cuộc chiến chống tội phạm ma túy của ông, một chiến dịch mà đă dẫn tới cái chết của hơn 2.000 người. Ông Duterte thậm chí gọi ông Obama là “con hoang” và kêu ông Obama “xuống địa ngục”.
Ông Duterte thời gian gần đây có các phát ngôn ‘bạo miệng’ gây ảnh hưởng xấu quan hệ giữa Philippines với Mỹ. Ảnh: Reuters
Các phát ngôn của ông Duterte đă khiến người Mỹ cùng các nhà kinh doanh Mỹ tại Philippines lo ngại. “Mỗi lần ông ấy mở miệng và nói ǵ đó tiêu cực về Mỹ, điều đó lại khiến tôi lo lắng. Đứng trên góc độ kinh doanh, động thái này không giúp ích ǵ” - Ebb Hinchliffe, Giám đốc điều hành Pḥng Thương mại Mỹ tại Philippines, bày tỏ.
Ông Ebb Hinchliffe cho biết các phái đoàn thương mại đại diện các công ty sản xuất, dịch vụ tài chính và công nghệ Mỹ đă hủy các chuyến đi tới Philippines trong những tuần trở lại đây.
Philippines từng là thuộc địa của Mỹ từ năm 1898 đến năm 1946. Có khoảng 4 triệu người có gốc gác Philippines sống tại Mỹ và khoảng 220.000 người Mỹ, phần nhiều là cựu chiến binh, sống tại Philippines hiện nay. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, ngoài những người Mỹ trên c̣n có khoảng 650.000 người Mỹ đến Philippines du lịch mỗi năm.
Theo Reuters, các quan chức chính phủ Philippines đă t́m cách giảm đi tính nghiêm trọng mà các phát ngôn của ông Duterte gây ra. “Căn bản tổng thống chỉ muốn khuyến khích người dân Philippines độc lập hơn” - người phát ngôn chính phủ Philippines Ernesto Abella nói.
Tuy nhiên, không khí tại quán bar trên vẫn ảm đạm. Edward Pooley, một cựu đại tá Thủy quân lục chiến Mỹ đă sống ở Philippines gần 30 năm, nói rằng các phát ngôn ở ông Duterte gây “đau ḷng” nhưng ông vẫn sẽ lạc quan về quan hệ hai nước xét về dài hạn.
Rolen Paulino, người đứng đầu TP Olongapo, nói rằng phần lớn người dân tại đây “thân Mỹ” nhưng ông sẽ ủng hộ sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Philippines. “Nếu tổng thống muốn mời Nga và Trung Quốc đến Philippines, tôi sẽ dạy người dân tiếng Nga và tiếng Trung Quốc v́ họ phải thích ứng”.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh đă dán nhăn các phát ngôn của ông Duterte là khoác lác và vẫn cảm thấy không lo ngại v́ ông Duterte cho đến nay không “hiện thực hóa” những phát ngôn này.
Vietbf @ sưu tầm.