Sắp tới Tổng thống Philippines sẽ chính thức viếng thăm Trung quốc để củng cố mối quan hệ hai nước.Một nguồn tin Mỹ nhận định,Philippines sẽ không bao giờ có kết cục tốt đẹp nếu đi theo Trung Quốc.Tương lai của Philippines trong con mắt của Trung quốc....
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sắp có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc, hứa hẹn là khoảnh khắc then chốt trong quan hệ Trung Quốc - Philippines.
Chỉ ba tháng trước, hai quốc gia đang có "t́nh trạng quan hệ song phương tồi tệ nhất... đột nhiên trở thành anh em chí cốt," trợ lư giáo sư chính trị Richard Heydarian tại ĐH De La Salle ở Philippines cho hay. Manila vốn là đối thủ lớn nhất của Bắc Kinh ở Biển Đông, nhất là khi việc thua kiện trước ṭa trọng tài đă gây một số cản trở đến các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực.
Nhưng sau khi Duterte tung ra loạt phát ngôn sỉ nhục TT Mỹ Barack Obama, ngoại trưởng Philippines tuyên bố vào 5/10 rằng nước này sẽ "chuyển hướng" chính sách đối ngoại, "rũ bỏ xiềng xích phụ thuộc vào Mỹ" của Philippines bấy lâu nay.
Hướng đi mới của đảo quốc này sẽ thân thiết hơn với Trung Quốc và Nga, như Duterte cho biết, và ông c̣n hứa sẽ bàn bạc việc mua khí tài từ hai người anh mới.
Cú lật mặt của Manila có ư nghĩa trên cả một chiến thắng ngoại giao đơn thuần với Bắc Kinh.Theo Quartz, nó c̣n xác nhận rằng người TQ đă đúng khi bấy lâu nay coi Philippines là một nước yếu kém, nên biết tôn trọng Trung Quốc - cường quốc trong khu vực.
Trong khi ông Duterte chuẩn bị đến Bắc Kinh, nhiều người Trung Quốc vẫn giữ nguyên quan điểm Philippines chỉ biết xuất khẩu hoa quả nhiệt đới và nhân công rẻ mạt.
Kẻ bán chuối "dễ dụ"
Thái độ của Bắc Kinh qua tranh chấp Biển Đông cho thấy Trung Quốc không hề coi Philippines có khả năng tự chủ các phương thức ngoại giao.
Trong một bài phê b́nh do Tân Hoa xă đăng tải vào tháng Năm, Trung Quốc cho rằng Manila chỉ đang diễn theo kịch bản do Mỹ đạo diễn, trong khi các nước khác như Nhật Bản cổ vũ trong hậu trường. Truyền thông Trung Quốc dẫn lời một "chuyên gia về Mỹ" chẳng mấy tên tuổi để khẳng định Philippines chỉ là quân tốt trong tay Mỹ.
Sự miệt thị của Trung Quốc với Philippines c̣n thể hiện qua suy nghĩ của người Trung Quốc rằng Philippines là nước nhiệt đới nghèo kiệt quệ, phải phụ thuộc vào việc xuất khẩu chuối sang Trung Quốc.
Nhà văn tự xưng Wu Yan viết cho 14,9 triệu người theo dơi trên Weibo rằng "Tôi vừa kể cho bố nghe về phán quyết của ṭa trọng tài, bố tôi liền hỏi lại, 'Philippines ấy à? Có phải bọn bán chuối không?" Nhiều người chia sẻ những bức h́nh mô tả Philippines là đứa trẻ con, giận dỗi và hối hận v́ hành động của ḿnh đă khiến Trung Quốc không mua chuối và xoài.
David Zweig, giáo sư xă hội học tại ĐH Khoa học Công nghệ Hong Kong cho hay: "Khi người Trung Quốc nổi giận với Philippines, họ sẽ không mua chuối nữa."
Vào tháng Ba năm nay, Trung Quốc đă hủy 35 tấn chuối Philippines trị giá 33.000 USD v́ cho rằng số chuối này nhiễm hàm lượng thuốc trừ sâu quá cao. Trước thềm chuyến thăm của Duterte, Trung Quốc quyết định đưa 27 nhà xuất khẩu hoa quả Philippines ra khỏi danh sách đen như một "món quà".
Philippines = người giúp việc
Khi người Trung Quốc nghĩ đến Philippines, ngoài chuối ra, họ c̣n nghĩ đến lượng người giúp việc đông đảo trong các gia đ́nh tại Hong Kong, Macau và Đài Loan.
Tại Hong Kong, người giúp việc Philippines được trả lương thấp hơn mức tối thiểu ở Hong Kong, và luật pháp buộc họ sống chung với gia chủ.
Cô Tsui 30 tuổi người Hong Kong cho hay: "Nói đến người Philippines là tôi nghĩ đến h́nh ảnh các cô ôsin giúp việc nhà." Gia đ́nh cô đă thuê nhiều người giúp việc trong suốt 20 năm qua.
Gần đây, cư dân mạng Trung Quốc tiếp tục mỉa mai những người giúp việc Philippines. Một thành viên Weibo viết: "Ba mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Philippines là hầu gái, giúp việc và ô sin. Đừng có tin bọn họ."
Ma túy dán mác "Made in China"
Giữa trận chiến diệt trừ ma túy ở Philippines, Duterte không ngần ngại cho rằng ông nghĩ một số loại ma túy như "shabu" hay ma túy đá (methamphetamine) có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cơ quan pḥng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp quốc ủng hộ nghi vấn này, và khẳng định nhiều pḥng thí nghiệm tại Trung Quốc tuồn ra các thành phần hóa chất cấu thành ma túy đá.
Thế nhưng, v́ Trung Quốc vốn không đếm xỉa đến cáo buộc của Duterte cũng như cuộc chiến bài trừ ma túy của ông, hầu hết báo chí Trung Quốc chẳng đưa tin ǵ về các phát ngôn này, và một quan chức đă bác bỏ mọi nghi án.
Thay vào đó, nhiều cư dân mạng Trung Quốc và một tờ báo được chính phủ hậu thuẫn c̣n chỉ trích hành động vi phạm nhân quyền của Duterte kể từ khi ông khởi động chiến dịch diệt trừ ma túy tại Philippines.