VBF - Trung Cộng có xu hướng gài con đi du học trước 18 tuổi. Giờ đây không có ǵ lạ khi người Trung Quốc đâu đâu cũng có, từ độ tuổi nhỏ đi học cho đến tuổi già. Ở Trung Quốc điểm thi quá coi trọng và gây áp lực cho con cái và gia đ́nh khiến xu hướng này càng rộ lên.
Đầu tháng 9, Li Bingzhi, 15 tuổi, rời Bắc Kinh sang học tại một trường nội trú ở Tây Bắc nước Anh. Ở ngôi trường mới, Bingzhi có thể đi ngủ sớm và học tiết thể dục thường xuyên - những điều không thể làm nếu học THPT tại Trung Quốc, ông bố Li Yong cho biết.
Thất vọng với GD trong nước Ông Li đă lo lắng rất nhiều khi tính chuyện cho con du học từ lứa tuổi tương đối nhỏ. Tuy nhiên giờ th́ ông vui mừng v́ con gái đă vui thích với cuộc sống và việc học tập hàng ngày. “Chúng tôi chỉ có duy nhất một cô con gái” - Kĩ sư cao cấp 44 tuổi, làm việc cho một công ty Nhà nước, chia sẻ - “Trước đây, nó không bao giờ được đi ngủ trước nửa đêm v́ vùi đầu vào đống bài tập, các tiết học thể dục ở trường th́ luôn bị hủy bỏ thay cho môn học văn hóa.
Kiểu sống như vậy rất có hại cho sự phát triển của trẻ”. Kế hoạch ban đầu của Li là cho Bingzhi ra nước ngoài học đại học. Tuy nhiên, trước áp lực của hệ thống GD Trung Quốc, Li đă quyết định đẩy nhanh kế hoạch du học. Li không phải là trường hợp cá biệt. Ngày càng nhiều phụ huynh Trung Quốc chán nản về sự cạnh tranh quá lớn ở trường và thất vọng về việc coi trọng điểm số thi cử quá mức - đă cho con du học sớm hơn. Nghiên cứu gần đây với khoảng 2.000 phụ huynh Trung Quốc cho thấy hơn một nửa trong số họ có kế hoạch cho con du học nước ngoài.
Tiến sĩ Xiong Bingqi - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỉ 21, một tổ chức phi chính phủ, nhận xét rằng phụ huynh tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đang đ̣i hỏi cao hơn chất lượng GD mà con họ tiếp nhận. “Hệ thống GD hiện tại, chỉ nhấn vào kiến thức thuần túy và biện pháp đánh giá duy nhất là điểm thi - không làm phụ huynh hài ḷng” - TS Xiong nói. Họ đ̣i hỏi một hệ thống GD đáp ứng mối quan tâm của con cái họ.
Chất lượng GD đại học tương đối thấp là một nhân tố khác “đẩy” phụ huynh cho con du học sớm hơn. Nhiều phụ huynh đồng quan điểm cho trẻ du học sớm hơn sẽ dễ thích nghi với môi trường GD mới. Lo ngại mất gốc văn hóa Tầng lớp trung lưu tăng nhanh tại Trung Quốc là một yếu tố khác cho phép phụ huynh cho con du học sớm hơn.
Học phí hàng năm của con gái Li khoảng 400.000 tệ (60.000 USD) đến 500.000 tệ, hay bà mẹ Zhan Li chi 300.000 tệ/năm cho cậu con trai 15 tuổi du học Mỹ - theo họ là “có thể chấp nhận được”. Zhan Li, 43 tuổi, nhân viên quản lí tài chính, cho biết, trước khi du học, cậu con trai học trường quốc tế cũng tốn 140.000 tệ/năm.
Cả Li và Zhan đều nói rằng, hơn một nửa bạn cùng lớp của con đă du học nước ngoài, hầu hết tới Mỹ, Canada và Anh. Tuy nhiên, các chuyên gia và Bộ Giáo dục đă bày tỏ lo ngại xu hướng ngày càng nhiều phụ huynh cho con dưới 18 tuổi du học.
Theo họ th́ trẻ ở tuổi này chưa đủ trưởng thành để tự điều chỉnh trong môi trường sống mới - theo phát ngôn viên Bộ Giáo dục Xu Mei. Đồng quan điểm, chuyên gia GD Cheng Fangping, ĐH Renmin, cho rằng sẽ tốt hơn nếu du học sau khi hoàn thành chương tŕnh phổ thông tại Trung Quốc. “Liệu có tốt không khi từ bỏ văn hóa Trung Quốc của chúng ta, và chúng có thể cảm thấy thất vọng trong tương lai v́ không có cảm giác về cội nguồn của ḿnh” - Cheng nói - “Du học đại học th́ học sinh có thể trang bị cả tư duy phương Đông lẫn phương Tây.
Điều này giúp sáng tạo hơn và có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai”. Một báo cáo của Viện Khoa học Xă hội Trung Quốc cho thấy trẻ em Trung Quốc du học ở cấp THPT chiếm 27% tổng số du học sinh Trung Quốc ở nước ngoài trong năm ngoái; tỉ lệ này năm 2012 chỉ là 17%.