Người Nhật hiện tuổi thọ trung b́nh thuộc hàng cao nhất thế giới. Đặc biệt là công dân nước này dù cao tuổi nhưng không muốn nghỉ hưu mà họ vẫn thích tiếp tục làm việc. V́ thế ở nước này đang nở rộ dịch vụ cuối đời cho người cao tuổi.
Theo một khảo sát mới được Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố, số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) ở nước này đạt mức cao kỷ lục 34,61 triệu, tính đến giữa tháng 9, chiếm 27,3% dân số và tăng trong 7 năm liên tiếp. Riêng cư dân trên 100 tuổi là 65.692 người, tăng thêm 4.124 cụ so với một năm trước đó.
Làm việc đến 101 tuổi
Cũng theo khảo sát, số người cao tuổi c̣n đi làm tăng lên 7,3 triệu trong năm 2015 - năm thứ 12 liên tiếp con số này gia tăng. Sự gia tăng này khiến người làm việc cao tuổi chiếm 11,4% lực lượng lao động cả nước - một tỉ lệ cao kỷ lục. Trước thực tế đó, không có ǵ ngạc nhiên khi phương tiện truyền thông địa phương gần đây nói nhiều về đối tượng người lao động đặc biệt này. Chẳng hạn, cụ ông Fukutaro Fukui, 104 tuổi, chỉ mới về hưu cách đây 3 năm sau khi rời công việc cố vấn cho Công ty Môi giới xổ số Tokyo Takara Shokai. “Chúng tôi không quan tâm đến những ǵ ḿnh đạt được, thậm chí là thăng chức. Tôi làm việc chỉ v́ đó là bản năng” - cụ Fukui nói với tờ Nikkei Asian Review.
Dù có nhiều người cao tuổi muốn tiếp tục làm việc nhưng việc nâng tuổi nghỉ hưu ở Nhật Bản không phải là chuyện dễ. Năm 2013, Tokyo yêu cầu các doanh nghiệp để nhân viên làm việc đến năm 65 tuổi nếu họ muốn tiếp tục - tăng 5 tuổi so với trước đó. Tuy nhiên, đây là biện pháp gây tốn kém v́ hầu hết công ty trả lương dựa trên thâm niên làm việc. Một cuộc khảo sát của Bộ Lao động cho thấy có đến 81% công ty t́m cách qua mặt yêu cầu trên khi kư hợp đồng với người lao động lớn tuổi kèm theo việc cắt giảm lương bổng của họ. Theo thống kê, trong số 7,3 triệu người cao tuổi đi làm năm ngoái, có đến 3/4 làm những công việc bán thời gian hoặc chỉ là nhân viên hợp đồng.
Cụ Fukutaro Fukui chỉ chịu về hưu ở tuổi 101Ảnh: NIKKEI ASIAN REVIEW
Dự liệu cuối đời
Trong bối cảnh dân số Nhật Bản già đi nhanh chóng, sự bùng nổ của những dịch vụ cuối đời như sắp xếp tang lễ, thừa kế... là điều dễ hiểu. Quỹ Nippon hồi tháng 4 đă lập một trung tâm chuyên tư vấn những vấn đề cuối đời, như chuyện hiến tài sản sau khi chết. Một phụ nữ trong độ tuổi 40 ở thủ đô Tokyo đến trung tâm chia sẻ: “Tôi mất người thân duy nhất v́ căn bệnh tim và không có con cái. Do đó, tôi đến đây để được tư vấn v́ muốn quyên tài sản cho công tác nghiên cứu về tim”.
Trong khi đó, Công ty Aeon Life mỗi năm thực hiện khoảng 100 hội thảo liên quan đến những vấn đề cuối đời như ma chay, tiền chu cấp, thừa kế hoặc di chúc. Công ty này c̣n hợp tác với khoảng 540 người làm dịch vụ lễ tang khắp nước giúp tư vấn nhiều vấn đề, thậm chí giảm giá khi mua mộ phần. Dịch vụ của họ thu hút 120.000 thành viên tính đến cuối tháng 7.
Nói với hăng tin Kyodo, Chủ tịch Fumitaka Hirohara của Công ty Aeon Life hy vọng sẽ giúp mọi người bớt lo ngại về vấn đề chi phí mai táng nhờ cung cấp con số ước tính để họ chuẩn bị trước.
Dù có mục tiêu tương tự như Aeon nhưng Công ty Pip Robot Technology (TP Osaka) lại chọn hướng đi khác. Họ đă hợp tác với một nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Tsukuba trong năm 2015 tạo ra một tṛ chơi giúp các thành viên trong gia đ́nh chuẩn bị những ngày cuối đời cho người sắp “gần đất xa trời”. Tṛ chơi giúp họ dự liệu trước chi phí cũng như những hỗ trợ cần thiết dành cho người thân đang già đi và có sức khỏe suy giảm. Ngoài tṛ chơi, Pip Robot Technology c̣n sản xuất và bán những loại búp bê được thiết kế để bầu bạn với người lớn tuổi.
Bùng nổ người về hưu ở Đông Nam Á
Đông Nam Á đang chứng kiến sự bùng nổ về số lượng người về hưu, làm gia tăng nhu cầu về nhà dưỡng lăo và những giải pháp thông minh trong lĩnh vực chăm sóc người lớn tuổi. Liên Hiệp Quốc ước tính Đông Nam Á có 57 triệu người từ 65 tuổi trở lên vào năm 2015, tăng 430% so với năm 2000.
Riêng ở Thái Lan, 15,8% dân số nước này trong năm 2015 là người từ 60 tuổi trở lên. Tỉ lệ này được dự báo tăng lên 26,9% năm 2030 và 37,1% năm 2050. Không những thế, ngày càng có nhiều người lớn tuổi từ những nơi khác đến Thái Lan để nghỉ hưu, theo nghiên cứu của Bộ Du lịch nước này. Phần lớn khách du lịch lưu trú lâu dài là người về hưu Nhật Bản. Số lượng người về hưu Trung Quốc và châu Âu đến quốc gia Đông Nam Á này cũng khá cao.
Therealtz © VietBF