Mặc dù Thủ tướng Hun Sen khẳng định không có bất kỳ cuộc khủng hoảng chính trị nào ở Campuchia nhưng rơ ràng nước này đang căng thẳng về chính trị. Nguy cơ nội chiến khó tránh khỏi. Hôm nay, Thủ tướng Hun Sen c̣n tuyên bố sẽ “loại bỏ” đối thủ nếu họ tổ chức biểu t́nh quy mô lớn trên cả nước nhằm phản đối “hành động trấn áp” của chính phủ ông.
Nhà lănh đạo này cho rằng Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) không nên đe dọa biểu t́nh để ép ông ngồi vào bàn đàm phán. Mặt khác, ông bác bỏ lời kêu gọi đàm phán về vấn đề của ông Kem Sokha, Phó Chủ tịch CNRP, khi nói rằng chính phủ không có quyền can thiệp vào phán quyết của ṭa án. Chưa hết, ông Hun Sen khẳng định không có bất kỳ cuộc khủng hoảng chính trị nào ở Campuchia, cũng như không cho phép bất kỳ ai phá hoại ḥa b́nh, ổn định chính trị và trật tự Xă hội trong nước. Ông c̣n kêu gọi cộng đồng Quốc tế không can thiệp vào nội bộ Campuchia sau khi 39 quốc gia hồi tuần rồi ra tuyên bố chung tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, theo đó bày tỏ quan ngại sâu sắc về căng thẳng chính trị ở quốc gia Đông Nam Á này.
Cảnh báo trên được đưa ra một ngày sau khi ông Kem Sokha kêu gọi người ủng hộ CNRP bắt đầu chống trả Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền. “Tôi từng nói các nhà lănh đạo CNRP rằng không tranh luận, không trả lời, không phản ứng và giữ im lặng. Nhưng họ vẫn gây rắc rối. Đă đến lúc chúng ta thực hiện quyền của ḿnh” - ông Kem Sokha tuyên bố trước 400 người ủng hộ tại trụ sở CNRP ở thủ đô Phnom Penh, nơi ông ẩn náu từ ngày 26-5 nhằm tránh bị bắt giữ. Theo tờ Cambodia Daily, chính sách này được thực thi kể từ tháng 3 sau khi những đoạn ghi âm cuộc tṛ chuyện được cho là giữa ông Kem Sokha và nhân t́nh bị ṛ rỉ. Trong những tháng sau đó, những đoạn ghi âm được sử dụng trong cuộc chiến pháp lư chống lại thủ lĩnh đối lập này.
Ông Kem Sokha bắt tay những người ủng hộ tại trụ sở CNRP ở thủ đô Phnom Penh hôm 17-9 Ảnh: Cambodia Daily
Cách đây một tuần, CNRP thông báo kế hoạch biểu t́nh khắp nước nhằm phản đối việc ông Kem Sokha bị kết án 5 tháng tù hôm 9-9 do không chịu ra làm chứng tại phiên ṭa xét xử 2 nghị sĩ đối lập v́ những cáo buộc mại dâm. CNRP gọi các cáo buộc này mang động cơ chính trị. Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen lập tức cấm CNRP tổ chức bất kỳ biểu t́nh nào cũng như dọa dùng vũ lực ngăn chặn.
Trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng, CNRP hôm 17-9 kêu gọi CPP nối lại đối thoại, đồng thời đề nghị ngưng kế hoạch biểu t́nh trong tương lai. Phát ngôn viên CNRP Yim Sovann nhấn mạnh các cuộc đàm phán tích cực giữa 2 đảng nhằm giải quyết bất đồng chính trị hiện nay đều có lợi cho đôi bên. Tuy nhiên, đảng đối lập cũng cảnh báo nếu t́nh h́nh không được cải thiện, khả năng biểu t́nh nổ ra là khó tránh. Dù hoan nghênh lời kêu gọi trên nhưng ông Sok Eysan, phát ngôn viên CPP, nhấn mạnh các cuộc đàm phán, nếu có, sẽ chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề chính trị, không phải t́m cách giúp đỡ các thành viên CNRP đang đối mặt cáo buộc. “Chỉ sau khi ṭa án xét xử xong các vụ án liên quan đến những lănh đạo, người ủng hộ CNRP th́ đàm phán chính trị mới có thể được nối lại… Họ có thể biểu t́nh nhưng một khi hành động này trái với pháp luật, chính quyền sẽ có hành động pháp lư” - người phát ngôn đảng cầm quyền cảnh báo.
Một số nhóm nhân quyền lâu nay vẫn lên án chính quyền Thủ tướng Hun Sen bắt giữ người chỉ trích và đưa các thành viên phe đối lập ra ṭa v́ những cáo buộc mang động cơ chính trị. Đáng chú ư, Chủ tịch CNRP Sam Rainsy hiện sống lưu vong tại Pháp nhằm tránh thi hành án tù giam 2 năm v́ tội phỉ báng Phó Thủ tướng Hor Namhong vào năm 2008.
Therealtz © VietBF