Khủng hoảng đe dọa xung đột trên Biển Đông tiếp tục ṿng xoáy căng thẳng mới càng ngày càng trầm trọng. Quả là Trung Quốc quá hiểm độc. Mưu kế này khiến Mỹ tức điên người và sẽ có hành động đáp trả?
Trung Quốc dồn dập triển khai lực lượng chiếm các vị trí "trung tâm" trong khu vực, cơ động di chuyển lực lượng và tổ chức công tác hậu cần kỹ thuật, triển khai chắc chắn chiến lược chiếc ô A2/AD chống xâm nhập, ngăn chặn truy cập trên toàn bộ vùng nước biển Đông.
Chiến hạm Trung Quốc đeo bám tàu khu trục Mỹ trên Biển Đông
Khủng hoảng đe dọa xung đột trên Biển Đông tiếp tục ṿng xoáy căng thẳng mới trầm trọng hơn sau khi Ṭa án Thường trực Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, kết thúc vụ kiện Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền mà Philipines đưa ra vào ngày 22.01.2012.
Ngày 12.07.2016, Ṭa Trọng tài La Haye đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện tranh chấp chủ quyền chống lại Trung Quốc. Những tuần tiếp theo, trên vùng nước Biển Đông gia tăng nhanh chóng những động thái triển khai lực lượng hải quân, những hành động cứng rắn và hùng biện chính trị từ phía Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Philippines tiến hành những hoạt động nhằm giảm leo thang căng thẳng t́nh h́nh từ sau chiến thắng trong lĩnh vực luật pháp quốc tế.
Trung Quốc lập tức tăng cường cái gọi là "các hoạt động tuần tra chiến đấu" thường xuyên trên khu vực tranh chấp trên Biển Đông, chuyến tuần tra quân sự đầu tiên được tiến hành vào ngày 18.07. Làm căng thẳng thêm t́nh h́nh, Trung Quốc đưa nhiều tàu hải cảnh và tàu đánh cá dân sự (dân quân biển) đến vùng biển xung quanh băi cạn Scarborough. Những chuyến tuần tra chiến đấu sẽ tăng cường trong thời gian tới. Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự cho các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp và tăng cường thêm sức mạnh lực lượng hải quân trên Biển Đông với tốc độ đáng sợ.
Mỹ hoan nghênh mạnh mẽ phán quyết của Ṭa án Trọng tài quốc tế, coi phán quyết này như kết luật dứt điểm về những tranh chấp trên Biển Đông, kêu gọi Bắc Kinh đáp ứng yêu cầu của cộng đồng thế giới và tuân thủ luật pháp quốc tế. Ngay lập tức Trung Quốc đă chỉ trích lời kêu gọi của Mỹ, một trong số ít các quốc gia từ chối phê chuẩn Công ước. Washington cũng đă tiến hành những biện pháp cứng rắn hơn như triển khai hệ thống tên lửa pḥng không chiến trường THAAD ở Hàn Quốc, tuyên bố ban đầu là nhằm bảo vệ Hàn Quốc chống lại tên lửa đạn đạo Triều Tiên.
Trung Quốc nh́n nhận động thái này là hành động làm thay đổi t́nh h́nh chiến lược trong khu vực và đặt Trung Quốc vào trong một t́nh thế rất bất lợi. Mỹ cũng công bố triển khai thêm máy bay ném bom B-52 đến Guam ngày 12.08. Washington cũng công bố việc đưa thêm máy bay ném bom chiến lược B-1 và máy bay ném bom tàng h́nh B-2 cũng được triển khai như một phương án tăng cường sức mạnh quân sự trên đảo. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên các phương tiện chiến lược có khả năng mang vũ khí hạt nhân được triển khai tới Guam.
Ṿng xoáy nguy hiểm
Khủng hoảng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục ṿng xoáy căng thẳng mới trầm trọng hơn sau khi Ṭa án Thường trực Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, kết thúc vụ kiện Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền mà Philipines đưa ra vào ngày 22.01.2012.
Phán quyết khẳng định rằng ṭa trọng tài có đủ thẩm quyền đưa ra những những phán xử theo luật pháp quốc tế, không cần sự có mặt của Trung Quốc trong thành phần của các trọng tài để phán quyết được cho là hợp pháp và ràng buộc, cái gọi là "đường chín đoạn" của Trung Quốc không phù hợp luật pháp quốc tế và không dựa trên bất cứ điều khoản nào của UNCLOS (bộ luật có thẩm quyền thay thế bất kỳ thông lệ hoặc yếu tố lịch sử nào), Trung Quốc đă có những hành động làm trầm trọng thêm tranh chấp và không làm giảm bớt căng thẳng giữa quốc gia này và Philippines, các đảo nhân tạo được bồi đắp từ những đảo ch́m khi thủy triều lên và nhô lên khi triều xuống không có quyền lợi về vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa. Ṭa án Trọng tài thường trực quốc tế cũng phán quyết rằng đảo Đá Vành Khăn nằm trong vùng EEZ của Philippines.
Trung Quốc ngay từ đầu đă bác bỏ tính hợp lệ của phán quyết hoặc thẩm quyền của PCA làm Ṭa trọng tài phân xử những tranh chấp quốc tế. Ngày từ năm 2006, sáu năm trước khi Ṭa trọng tài thường trực PCA nhận hồ sơ vụ kiện từ Philippines, Trung Quốc đă có văn bản chính thức tuyên bố không công nhận một số khoản, được quy đinh theo Điều 298 của UNCLOS với nội dung: "Chính phủ nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa không chấp nhận bất kỳ thủ tục nào được quy định tại Mục 2 phần XV của Công ước đối với tất cả các loại h́nh tranh chấp nêu tại khoản 1 (a) (b) và (c) của Điều 298 thuộc Công ước. " Điều đó có nghĩa là, Bắc Kinh từ năm 2006 đă chuẩn bị cho t́nh huống này.
Mỹ lăng phí nhiều thời gian khi chính thức ủng hộ phán quyết và nỗ lực kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng người Mỹ "hy vọng và chờ đợi" cả hai bên tranh chấp sẽ phải tuân theo phán quyết. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh ngang nhiên tuyên bố: "Các đảo ở Biển Đông là lănh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại (!?). Trung Quốc phản đối và không bao giờ chấp nhận bất kỳ khiếu nại hoặc hành động phản kháng dựa trên những phán quyết tương tự như thế này".
Hầu như tất cả các hăng truyền thông chính thống trên thế giới hoan nghênh phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực, đưa ra kết luận phán quyết là một đ̣n nặng giáng vào cái gọi là “tính hợp pháp” các hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Những b́nh luận trên truyền thông đại chúng khẳng định rằng Trung Quốc phải từ bỏ "đường chín đoạn" mà Bắc Kinh tuyên bố, từ bỏ những nỗ lực bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp, phải từ bỏ việc xây dựng đảo Đá Vành Khăn và ư đồ chiếm băi cạn Scarborough hoặc phải đối mặt với sức ép ngoại giao và pháp lư quốc tế.
Họ không thể chấp nhận một sự thật hoặc không nhận ra rằng tuyên bố "đường chín đoạn" hoàn toàn không phải là một tuyên bố đ̣i hỏi “chủ quyền” lănh thổ nghiêm túc như trên một phần lănh thổ “lịch sử” Trung Quốc, do hoàn toàn không có một địa điểm, tọa độ vật lư thực tế nào xác định giới hạn của tuyên bố vô căn cứ này. Đây hoàn toàn là một thủ đoạn của chính sách kéo dài thời gian trong một "chiến lược mơ hồ" ngay từ tuyên bố ban đầu, cho phép Trung Quốc có một khoảng thời gian và mở rộng không gian để thiết lập sự hiện diện quân sự thực tế và cụ thể tại các điểm quan trọng trong khu vực.
Tam giác chiến lược khống chế Biển Đông
Theo đuổi một chiến lược hải quân lâu dài, từ cuối năm 2013, Trung Quốc dồn dập triển khai lực lượng chiếm các vị trí "trung tâm" trong khu vực, củng cố các vị trí này để tận dụng lợi thế của đường giao thông vận tải nội bộ, cơ động di chuyển lực lượng và tổ chức công tác hậu cần kỹ thuật, triển khai chiến lược chiếc ô A2/AD chống xâm nhập, ngăn chặn truy cập trên toàn bộ vùng nước biển Đông.
Đối với Trung Quốc, tranh chấp chủ quyền Biển Đông là một màn ngụy trang tuyệt vời, lôi cuốn toàn thế giới tập trung sự chú ư vào các xung đột nhỏ và bỏ qua những động thái triển khai một chiến lược lớn, rất thực tế nhằm khống chế và áp đặt quyền lực cưỡng bức “chủ quyền” trên toàn bộ Biển Đông, những xung đột xung quanh quần đảo Senkaku, quá tŕnh vây hăm trên băi Cỏ Mây đă giúp Bắc Kinh đánh lạc hướng thế giới và h́nh thành nên 3 điểm tam giác chiến lược Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), đảo Đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và băi cạn Scarborough trên Biển Đông với động thái cuối cùng là phong tỏa băi cạn Scarborough.
Trung Quốc đang chơi một tṛ chơi rất khác so với Philippines hay Mỹ, Bắc Kinh đă dành nhiều thập kỷ tăng cường vị thế chiến lược trên Biển Đông, một khu vực giàu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, cá và các sinh vật biển khác, tuyến đường thương mại vận tải biển quốc tế với trị giá 5.000 tỷ USD giao thông hàng hải hàng năm.
Chiến lược ô A2/AD của Trung Quốc trên Biển Đông, hướng mục tiêu tiếp theo sẽ là băi cạn Scarborough
Như vậy, vụ kiện của Philipines trong tranh chấp với Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền và “đường lưỡi ḅ”, những tuyên bố về tranh chấp chủ quyền các đảo trên quần đảo Trường Sa không phải là mục tiêu trước mắt của Trung Quốc mà là mục tiêu trong tương lai, mục tiêu trước mắt của Trung Quốc thực tế là sử dụng các mâu thuẫn, sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh, những tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” nhằm cố kết tinh thần dân tộc cực đoan, giảm bớt áp lực trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong nhiều thập kỷ phát triển kinh tế với tốc độ chóng mặt, đồng thời thực hiện chiến lược khống chế Biển Đông, h́nh thành "bức Trường thành cát" A2/AD nhằm vô hiệu hóa sức mạnh quân sự Hải quân Mỹ và liên minh châu Á. Ngay cả những tranh chấp trên quần đảo Senkaku cũng chỉ buộc Nhật Bản phải triển khai lực lượng tập trung trên mặt trận Hoa Đông.
Rơ ràng những động thái quân sự và những hoạt động duy tŕ “tự do hàng hải”, tăng cường sự hiện diện quân sự của các đồng minh thân cận của Mỹ như Nhật Bản và Úc không tạo ra áp lực cần thiết buộc Trung Quốc kiềm chế tốc độ xây dựng trên các đảo nhân tạo cướp được. Lợi thế chiến lược đang nghiêng về phía Trung Quốc khi Mỹ bị cuốn vào ṿng xoáy chiến dịch bầu cử tống thống. Sẽ cần một thời gian khá dài trước khi người chủ Nhà Trắng mới có được một quyết sách nhất định và hiện thực hóa nó để lấy lại thế cân bằng lực lượng trên Biển Đông, nhưng rơ ràng với Philipines, một bên tranh chấp trên Biển Đông, t́nh h́nh đă trở lên khó khăn hơn khi phải lựa chọn chính sách đối ngoại của ḿnh.
Thống trị được Biển Đông, đẩy lùi sức mạnh hải quân Mỹ, Trung Quốc sẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề tồn đọng lâu dài như Đài Loan, vấn đề tranh chấp đảo, quần đảo ở Trường Sa, vấn đề phát triển nền kinh tế hải dương (thủy hải sản và khai thác tài nguyên đáy biển, thống trị tuyến đường vận tải thương mại biển). Bằng cái gọi là “đáp trả” phán quyết PCA, Trung Quốc thuận lợi hơn trong việc triển khai và tăng cường sự hiện diện quân sự trên vùng nước Biển Đông.
Vietbf @ sưu tầm.