Đời sống người dân Trung Quốc càng ngày càng xuống dốc không phanh. Giấc mơ bước vào giới trung lưu trở thành xa vời với những công nhân làm ăn chăm chỉ và nỗ lực phấn đấu. Đó là do điều kiện làm việc khắc nghiệt cộng với mức lương rẻ mạt.
Hôm 18-8, sau khi hết ca trực đêm tại dây chuyền lắp ráp điện thoại iPhone, một nam công nhân 31 tuổi leo lên tầng thượng của nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghệ Foxconn (Đài Loan) tự tử. Người này mới làm việc tại đây được một tháng.
Áp lực cao
Một ngày sau, nữ công nhân tên Trịnh Huệ Phương, cũng là nhân viên nhà máy trên, bị xe lửa tông chết khi băng qua đường ray để kịp đến chỗ làm. Hai vụ việc trên đều diễn ra tại TP Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam - Trung Quốc, nơi Foxconn đặt nhà máy gia công điện thoại iPhone cho hăng Apple (Mỹ). Đại diện Foxconn gửi lời chia buồn về trường hợp công nhân tự tử tại nhà máy và cho biết đang hợp tác với cơ quan chức năng để điều tra. Trong khi đó, Apple tuyên bố sẽ t́m hiểu thông tin hai vụ việc, đồng thời tái khẳng định cam kết bảo đảm sức khỏe và điều kiện làm việc của công nhân lắp ráp những sản phẩm của ḿnh.
Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), hai cái chết nói trên là lời cảnh báo đối với hàng chục ngàn công nhân làm việc tại Foxconn về những áp lực và hiểm họa từ công việc mà nhiều người dân nghèo Trung Quốc cho là tấm vé bước vào giới trung lưu. Chuyện công nhân tại nhà máy phải làm 14 giờ/ngày và liên tục 7 ngày/ tuần không phải là hiếm, nhất là vào giai đoạn đẩy mạnh sản xuất để kịp đơn hàng. Dù không rơ chi tiết vụ tự tử nhưng một số công nhân cho rằng sự việc đáng tiếc nói trên xảy ra vào thời điểm công nhân đối mặt áp lực cao nhằm bảo đảm đợt hàng iPhone sắp tới xuất xưởng đúng hạn.
Foxconn đă tuyển thêm hàng chục ngàn nhân viên mới để đáp ứng đơn hàng điện thoại iPhone 7 sắp tới. Trong những năm trước, Foxconn cho phép công nhân tăng ca để bảo đảm dây chuyển lắp ráp đủ nhân viên. Nhưng gần đây, tập đoàn này thay đổi chính sách đối với một số bộ phận và chỉ những công nhân nào giới thiệu người quen tới làm việc tại nhà máy mới đủ điều kiện làm thêm giờ. Giải thích về bước đi này, Foxconn cho biết họ cố hạn chế công nhân tăng ca nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt hơn.
Công nhân tại nhà máy của Tập đoàn Công nghệ Foxconn ở TP Trịnh Châu - Trung Quốc hôm 21-8 Ảnh: WALL STREET JOURNAL
Ṿng luẩn quẩn
Dù vậy, điều này chỉ khiến những nhân viên không lôi kéo được người mới vào làm gặp thêm khó khăn bởi tiền lương sẽ không dư dả ǵ nếu không được làm thêm. Chẳng hạn, nhân viên dây chuyền lắp ráp của Foxconn nếu không được tăng ca sẽ chỉ mang về nhà khoảng 211 USD/tháng sau khi trừ các khoản chi phí như ăn uống, thuê nhà… Nếu được tăng ca, con số này tăng gấp đôi nhưng vẫn thấp hơn mức 750 USD mà họ kiếm được cách đây vài năm khi cơn sốt iPhone bùng nổ.
Không thuyết phục được bạn bè vào làm tại nhà máy, một số công nhân đành trả khoảng 30 USD cho một người lạ để họ đồng ư làm việc ngắn hạn tại Foxconn. “Đó là áp lực đối với công nhân, đặc biệt là những ai có gia đ́nh. Nếu không thể tăng ca th́ công nhân khó có dư được” - một công nhân họ Triệu 26 tuổi chia sẻ.
Thế nhưng, càng tăng ca th́ áp lực càng tăng. “Vào những thời điểm tăng cường sản xuất, người lao động đôi khi sẽ hành động cực đoan. Chúng ta đă chứng kiến điều này xảy ra không ít lần” - ông Geoff Crothall, phát ngôn viên của China Labour Bulletin, tổ chức về quyền của người lao động có trụ sở tại Hồng Kông, cảnh báo về chính sách tuyển dụng nói trên của Foxconn. Ông Crothall có ư nói đến một số vụ tự tử ở Foxconn trước đây. Riêng năm 2010, các nhà máy Foxconn tại Trung Quốc ghi nhận 14 trường hợp tự tử của công nhân từ 17-25 tuổi. Tuy nhiên, tập đoàn này cho rằng con số này không đáng kể nếu so với quy mô hàng trăm ngàn công nhân của công ty.
Các nhà hoạt động về quyền lao động cho rằng cả Foxconn và Apple cần có trách nhiệm cải thiện môi trường làm việc và giảm áp lực cho người lao động để tránh tái diễn những vụ tự tử đáng tiếc. Đối mặt sức ép ngày càng tăng, Apple cho biết sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế tăng ca quá mức và thành lập nhóm kiểm tra điều kiện làm việc tại các nhà máy của Foxconn. Tuy nhiên, tạp chí Forbes nhận định việc cải thiện điều kiện làm việc là gần như không tưởng bởi các nhà máy Trung Quốc luôn t́m cách lách luật và không ít quan chức nhắm mắt làm ngơ.
VietBF © sưu tập