Nói một đàng- làm một néo.
Những gì ông Tập cam kết với Mỹ đều lật lọng.
Người tàu – bản tính khó dời.
Các hoạt động tăng cường quân sự của Trung Quốc gần đây ở các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp ở Biển Đông đang trái ngược hoàn toàn với những gì mà lãnh đạo Bắc Kinh - ông Tập Cận Bình cam kết ở Washington hồi tháng 9 năm ngoái.
Hình ảnh vệ tinh về công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại bãi Đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những vị trí có chữ "Hangars" trong hình ảnh nghi là nhà chứa máy bay. Ảnh: CSIS/AMTI
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 9/8, Giám đốc Văn phòng Báo chí Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau khẳng định: “Những hoạt động xây dựng cơ sở lưỡng dụng (tức cho cả mục đích quân sự và dân sự) như vậy đã gây ra căng thẳng trong khu vực. Nó đồng thời làm dấy lên nghi ngờ về thành ý của Trung Quốc trong việc tuân thủ tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhđưa ra hồi tháng 9/2015 rằng, nước này không có ý định quân sự hóa các tiền đồn của họ ở Trường Sa”.
Bà Trudeau nhấn mạnh: “Những hành động như vậy làm suy yếu lòng tin trong khu vực về sự sẵn sàng của Trung Quốc đối với việc giải quyết các vấn đề tranh chấp theo cách không cưỡng chế.
Bên cạnh đó, Giám đốc Văn phòng Báo chí Bộ Ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi các bên tận dụng cơ hội mà phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông đưa ra hôm 12/7 mang lại, nhằm đạt được nhận thức chung về các hành vi và hoạt động thích hợp tại những khu vực tranh chấp.
Đây là phản ứng của Bộ Ngoại giao Mỹ trước yêu cầu bình luận về một báo cáo mới nhất về các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo hình ảnh vệ tinh mới nhất mà Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (CSIS) có được cho thấy, Trung Quốc đã xây dựng các nhà kho chứa máy bay kiên cố trên các bãi đá: Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Trong phần phân tích kèm theo các bức ảnh vệ tinh, trung tâm CSIS ghi nhận: “Ngoài sự kiện một chiếc máy bay vận tải quân sự ghé Đá Chữ Thập một cách chớp nhoáng vào đầu năm nay (2016), không có bằng chứng cho thấy là Bắc Kinh đã triển khai phi cơ quân sự trên các tiền đồn của họ. Thế nhưng, tốc độ xây dựng nhanh chóng các nhà chứa máy bay trên 3 thực thể này chứng tỏ rằng tình hình có thể thay đổi”.
Theo CSIS, các nhà chứa máy bay được thấy trên ảnh vệ tinh đều có kết cấu được gia cố và bọc thép, với “độ dày lớn hơn bất kỳ công trình nào dùng cho mục tiêu dân sự”, kích cỡ mỗi nhà chứa máy bay này sẽ chứa khoảng 24 máy bay chiến đấu, kèm thêm 3 - 4 máy bay cỡ lớn hơn.
Theo hãng tin Reuters, cả Bộ Ngoại giao lẫn Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước mắt chưa thấy trả lời yêu cầu bình luận về những bức ảnh vệ tinh.
Mỹ cùng nhiều nước khác thường xuyên khuyến cáo Trung Quốc là không nênquân sự hóa các thực thể mà Bắc Kinh chiếm đóng ở Biển Đông. Trung Quốc luôn luôn lớn tiếng bao biện rằng, họ không quân sự hóa Biển Đông và các công trình xây dựng trên các đảo nhân tạo chủ yếu nhằm mục tiêu dân sự.
Trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 17 – 19/7, tức gần 1 tuần sau ngày Tòa Trọng tài ra phán quyết về vấn đề Biển Đông, Đô đốc Hải quân Mỹ Richardson còn chuyển thông điệp “tuyệt đối rõ ràng” của chính quyền của Tổng thống Barack Obama tới Bắc Kinh.
Đó là Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra tự do cả trên không và trên biển ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Washington cho rằng, nỗ lực thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông hay bồi đắp, cải tạo bãi cạn Scarborough (mà đồng minh Philippines tuyên bố chủ quyền) đều được xác định rõ ràng là những mối quan tâm của Mỹ.
Vietbf @ sưu tầm.