Bắc Kinh rầm rộ tấn công cả trên hai mặt trận Biển Đông và Biển Hoa Đông. Họ điều tới cả hai vùng biển tranh chấp với láng giềng các tàu công vụ tuần tra gây phẫn nộ. Riêng đối với vùng Biển Hoa Đông đây là lần Trung Quốc tấn công dữ dội đầu tiên.
Tàu Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát. Ảnh: Reuters
Tuần duyên Nhật Bản cho biết, 14 tàu công vụ của Trung Quốc, một số tàu có trang bị vũ khí, đă xuất hiện tại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hôm 8/8. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Mỗi ngày, Trung Quốc lại tăng số lượng tàu và tần suất hiện diện trong khu vực. Hôm 7/8, Bắc Kinh cử 13 tàu. Hôm 6/8, con số này là 7 tàu. Chỉ trong cuối tuần qua, Trung Quốc đă đi vào gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư 14 lần.
Các tàu này hộ tống 230 tàu cá Trung Quốc hoạt động trong khu vực mà Nhật Bản coi là vùng biển tiếp giáp của họ (vùng biển trong khoảng 12 hải lư tới 24 hải lư tính từ nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư).
Thậm chí, một số tàu công vụ Trung Quốc c̣n đi vào vùng 12 hải lư của nhóm đảo đá này.
Cùng lúc, Trung Quốc thực hiện các đợt tuần tra trên không ở Biển Đông. Hôm 6/8, Trung Quốc cho biết đă điều máy bay ném bom H-6K, chiến cơ Su-30 và các máy bay khác bay quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam và băi cạn Scarborough.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời Đại tá Trung Quốc về hưu Yue Gang nói rằng, hầu hết các lực lượng Hải quân Trung Quốc tập trung vào Biển Hoa Đông, nhưng vẫn duy tŕ lực lượng nhất định ở Biển Đông.
Nhà b́nh luận quân sự Ni Xexiong tại Thượng Hải cắt nghĩa hành động của Trung Quốc, nói rằng các chiến dịch hải quân và không quân đều nhằm cho thấy Trung Quốc có thể xử lư hai cuộc xung đột khu vực cùng lúc (trên Biển Đông và Hoa Đông).
Hôm 8/8, Nhật Bản tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn. Hăng thông tấn Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên của Nhật cho hay, lực lượng tuần tra biển của Nhật đă tăng cường tuần tiễu trong khu vực, nhưng không công bố chi tiết.
Therealtz © VietBF