Các nhà thiên văn học người Brazil đă phát hiện ra 7 cụm sao lạ trong vành đĩa dải ngân hà một cách rất t́nh cờ và bất ngờ. Cụm sao này chứa nhiều sao lùn, được bao bọc bởi nhiều sao nhỏ và có ánh sáng vô cùng ḱ lạ.
Một nhóm các nhà thiên văn học người Brazil dẫn đầu là Tiến sĩ Denilso Camargo của Đại học Liên bang Rio Grande do Sul tại Porto Alegre bất ngờ phát hiện 7 cụm sao lạ tồn tại trong vành đĩa dải ngân hà vào ngày 3/7/2016.
Chúng là 7 cụm sao, chứa nhiều sao lùn, bao bọc bởi rất nhiều sao nhỏ, bụi, khí phát sáng với gam màu xanh xương, đỏ đa sắc độ khác nhau.
Kết luận này được đưa ra sau khi tiến hành quan sát, phân tích dữ liệu gửi về từ Kính viễn vọng Wide-field Infrared Survey của NASA Explorer (WISE) qua công nghệ chụp ảnh hồng ngoại.
Nhiều cụm sao mới lạ được phát hiện trong số chúng và vừa được đặt tên như:sao C 932, C 934, C 939 cách chúng ta 16.300 năm ánh sáng và sao C 1074, C 1099, C 1100, C 1101 cách Trái đất khoảng từ 5.500 đến 10.400 năm ánh sáng, phần lớn trong số chúng là những ngôi sao trẻ, cỡ khoảng 5 triệu năm tuổi.
Tiến sĩ Denilso Camargo cho biết rằng, 7 cụm sao lạ mặt này sẽ góp phần cung cấp manh mối quan trọng về cách mà dải ngân hà h́nh thành và tiến hóa kỳ diệu từ trong quá khứ.