Chúng ta đă chứng kiến nhiều sinh vật trở nên chất lượng hơn sau khi biến đổi gen. Hiện nay, Trung Quốc đang tham vọng làm điều đó với con người. Rất nhiều những thí nghiệm đă được nước này tổ chức nhằm tạo ra những “siêu nhân”.
Trung Quốc đang nóng ḷng "sản xuất" thế hệ siêu nhân biến đổi gene đầu tiên trên thế giới? (Ảnh minh họa).
Hiện nay, cộng đồng khoa học quốc tế đang tranh căi gay gắt việc nâng cao năng lực thể chất và trí lực của con người thông qua công nghệ sinh học có vi phạm đạo đức hay không. Phương Tây rất e dè vấn đề này nhưng với nhiều nhà khoa học Trung Quốc, việc cấy năo, chỉnh sửa gene và uống thuốc thông minh đang được thực hiện khẩn trương.
Cuộc tranh luận quanh chủ đề biến đổi gene để biến con người thành siêu nhân càng gay gắt hơn khi năm 2015, công cụ chỉnh sửa gene mang tên CRISPR-cas9 được ra mắt. Với công cụ diệu kỳ này, việc nâng cấp trí thông minh, khả năng vận động và cả nhận thức có lẽ không phải là điều khó khăn trong tương lai.
Cũng trong năm 2015, Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng công cụ CRISPR-cas9 trên phôi người.
Công cụ cắt ghép gene CRISPR-cas9 đang mở ra cánh cửa mới cho việc
"sản xuất" siêu nhân hàng loạt.
Tại Mỹ hay Anh, chỉnh sửa gene để tạo ra những “siêu nhân đột biến” không được coi trọng nhưng ở Trung Quốc th́ ngược lại. Người phương Tây phản đối mọi quy tŕnh thay đổi con người v́ cho rằng điều này là vô đạo đức.
Tại Đức, việc lựa chọn những phôi có phẩm chất tốt nhất về vẻ bề ngoài và trí thông minh cũng bị lên án mạnh mẽ. Việc cải biến gene để tạo ra những thế hệ siêu nhân trong tương lai càng bị chỉ trích nhiều hơn. Nhiều người cho rằng việc này chẳng khác ǵ làm thay phần việc của Chúa và can thiệp vào tiến tŕnh tự nhiên.
Một số lo ngại xoay quanh những siêu nhân sẽ ưu việt hơn thế hệ những người không được cải tiến gene. Tại Nhật, người dân cũng không hề đồng t́nh với những thay đổi liên quan tới gene người. Tuy nhiên ở Trung Quốc hay Ấn Độ, các nhà khoa học và người dân có cái nh́n hoàn toàn khác.
Một số quốc gia châu Á thiếu bộ khung điều chỉnh về vấn đề đạo đức nên quan điểm của người dân và chính phủ với vấn đề biến đổi gene người thoáng hơn phương Tây rất nhiều.
Nền chính trị phương Tây rất nhạy cảm với những ư kiến phản đối của số đông. Chính trị gia khi được bầu sẽ ít ủng hộ các dự án gây tranh căi và thường phản đối chúng.
Trung Quốc từng biến đổi gene những chú chó săn trong năm 2015.
Ngược lại, những quốc gia như Trung Quốc do ít ảnh hưởng bởi quan điểm dư luận. Lúc này, chính trị gia và quan chức đóng vai tṛ quan trọng trong việc định h́nh nhận thức của người dân phù hợp với các ưu tiên chính phủ.
Năm 2015, Trung Quốc từng tuyên bố nước này đă biến đổi gene thành công cho hai chú chó sơ sinh mang tên Hercules và Thiên Cẩu. Thời điểm đó, các nhà khoa học Trung Quốc muốn tạo ra một giống chó mới với số lượng cơ bắp tăng gấp đôi so với chó thông thường, giúp chúng chạy nhanh hơn và săn mồi tốt hơn.
VietBF © Sưu Tầm