Tổ hợp tên lửa chống tăng của Mỹ này được trang bị hệ thống dẫn đường có thể truyền tải các lệnh thông qua dây dẫn. Đặc điểm này làm cho nó tương đối vững chắc trước các phương tiện tác chiến điện tử. Đối với Armata của Nga, siêu tăng này được trang bị tổ hợp bảo vệ tích cực nhất, có thể tiêu diệt mục tiêu hoặc làm chúng hư hỏng và hệ thống gây nhiễu làm lệch quỹ đạo.
Tạp chí Mỹ National Interest mới đây mô phỏng màn đối đầu giả định giữa hệ thống tên lửa chống tăng hạng nặng BGM-71 TOW của Mỹ với siêu tăng mới nhất của Nga T-14 Armata.
Hai hệ thống chống tăng hiện đại của Mỹ là TOW-2A và TOW-2B được phát triển vào những năm 1980. Riêng TOW-2A sử dụng đạn tên lửa có khả năng xuyên thủng giáp thép đồng nhất (RHA) 900mm.
Tổ hợp tên lửa chống tăng của Mỹ này được trang bị hệ thống dẫn đường có thể truyền tải các lệnh thông qua dây dẫn. Đặc điểm này làm cho nó tương đối vững chắc trước các phương tiện tác chiến điện tử.
Tên lửa TOW của Mỹ
Tuy nhiên, nó chỉ có hiệu quả khi người điều khiển phải liên tục giám sát toàn bộ quỹ đạo bay của đạn. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải để mắt tới những thứ tầm thường nhất có thể ảnh hưởng đến quá tŕnh di chuyển của đạn, ví dụ như khói.
Trong khi đó, TOW-2B được lắp đặt một hệ thống hướng dẫn không dây, nhưng dễ tổn thương hơn khi bị gây nhiễu.
Siêu tăng T-14 Armata của Nga
Đối với Armata của Nga, siêu tăng này được trang bị tổ hợp bảo vệ tích cực nhất, có thể tiêu diệt mục tiêu hoặc làm chúng hư hỏng và hệ thống gây nhiễu làm lệch quỹ đạo.
Ngoài ra, quái vật bọc thép của Nga c̣n được cài đặt hệ thống bảo vệ động lực Malachite với mô-đun Relikt có thể dễ dàng loại bỏ các loại tên lửa song song.
Như vậy, nếu mang ra so kè, không chắc tên lửa của Mỹ có thể hạ gục được siêu tăng của Nga, National Interest kết luận.
Vietbf @ sưu tầm.