Câu hỏi có thể hơi ngớ ngẩn, nhưng cũng là lời cảnh báo trong tương lai. Hiện tại riêng về tàu sân bay Mỹ đă có nhiều b́nh luận không hay. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Nếu chỉ nh́n vào tiêu đề các bài viết mà không quan tâm đến bối cảnh cụ thể, người ta sẽ dễ dàng kết luận các tàu sân bay Mỹ đóng vai tṛ quan trọng hơn bao giờ hết trong tác chiến hiện nay dựa trên uy lực và sức mạnh răn đe.
Tuy nhiên, thực tế lại không hẳn như vậy.
Ba vấn đề chính
Trong một bài viết với tiêu đề The Real Problem with America’s Aircraft Carriers Is Easy to See But Near Impossible to Fix (Tạm dịch: “Bài toán thực chất với các tàu sân bay Mỹ - Dễ mà khó”), đăng trên tạp chí National Interest mới đây, tác giả Harry Kazianis, nghiên cứu viên cấp cao về Chính sách Quốc pḥng tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia (Mỹ) khẳng định các thách thức mà hạm đội tàu sân bay của Mỹ phải đối mặt là rất hiển nhiên, song một giải pháp gần như là “bất khả thi”.
Theo bài viết, có 3 vấn đề mà giới phân tích đă chỉ ra đối với các tàu sân bay Mỹ. Một là hạm đội tàu sân bay Mỹ hiện đă già cỗi và lạc hậu, chẳng “khá hơn” là mấy so với các tàu chiến ở giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ 2. Hai là chi phí, giá thành sản xuất thuộc vào loại đắt đỏ nhất trong số các trang thiết bị quân sự, trong bối cảnh ngân sách quốc pḥng bị cắt giảm. Ba là các tàu sân bay Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị loại khỏi “cuộc chơi” trên đại dương do sự phổ biến của các loại tên lửa hiện đại. Dưới góc nh́n cá nhân, trong bài viết của ḿnh, chuyên gia Harry Kazianis cho rằng vấn đề thứ ba là nan giải nhất đối với hạm đội tàu sân bay của Mỹ.
Theo chuyên gia này, việc Washington triển khai tàu sân bay tới Địa Trung Hải nhằm chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng không thể che giấu một thực tế là “tầm với” của các tàu này bị hạn chế. IS hay các chủ thể phi nhà nước tương tự đều không có tiềm lực đáp trả các tàu sân bay của Mỹ. Trong khi đó, câu chuyện sẽ khác đi nếu xảy ra một cuộc xung đột quy mô lớn giữa Mỹ và một cường quốc như Nga, Trung Quốc hay thậm chí là I-ran. Với kịch bản này, hạm đội tàu sân bay của Mỹ sẽ phải đón “những cơn mưa tên lửa” từ đối thủ khi các nước này đều nắm trong tay nhiều tên lửa chống hạm tầm xa hiện đại.
Khó khắc phục
Theo National Interest, cả Nga và Trung Quốc hiện đang xây dựng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mạnh mẽ. Các tàu ngầm hạt nhân Nga có thể mang cả tên lửa hành tŕnh chống hạm Kalibr 3M-54 có phạm vi hoạt động lên tới 660km và tên lửa hành tŕnh chống hạm siêu thanh P-800 Oniks với tầm phóng hơn 600km. Nếu các tiêm kích hạm trên tàu sân bay Mỹ có thể xuất kích, chúng sẽ gặp phải một sát thủ ghê gớm là hệ thống tên lửa pḥng không tiên tiến S-400, với phạm vi tấn công xa đến 400km và sắp tới là hệ thống S-500 với tầm phóng tới 600km. Đối với Trung Quốc, nước này cũng đă tuyên bố chế tạo thành công tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 có tầm phóng lên tới 3.500km.
Vấn đề đặt ra là để tránh trở thành mục tiêu tấn công của các tên lửa chống hạm, các tàu sân bay Mỹ phải nằm ngoài phạm vi tấn công hiệu quả của chúng. Và như vậy, các tiêm kích hạm của Mỹ với tầm hoạt động hạn chế, sẽ không thể tấn công trúng các mục tiêu mà các loại tên lửa này bảo vệ. Lời giải cho vấn đề kể trên chính là Mỹ cần chế tạo tiêm kích hạm có tầm bay đủ xa. Theo chuyên gia Harry Kazianis, một tiêm kích hạm lư tưởng sẽ có tầm bay ít nhất là 4.000km. Lư do đưa ra con số 4.000km là bởi v́ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 hiện đă có tầm phóng tới 3.500km.
Cho đến nay Washington đă tiêu tốn hàng tỷ USD vào chương tŕnh nghiên cứu và phát triển phiên bản sử dụng cho hải quân của ḍng máy bay F-35 với phạm vi hoạt động tối đa có thể chỉ đạt khoảng 1.000km. Trong khi đó, để phát triển được loại máy bay như vậy phải mất ít nhất là 10 năm nữa và điều quan trọng là cần phải có ngân sách và “ư chí chính trị”. V́ vậy, tác giả Harry Kazianis kết luận rằng, ít nhất là trước mắt và trong trung hạn, việc sức mạnh răn đe và uy lực của các tàu sân bay Mỹ bị “vượt mặt” là chuyện không có ǵ phải tranh căi.
Theo Quân đội nhân dân