Chỉ c̣n 3 ngày nữa thôi là Ṭa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc. Để chuẩn bị cho việc đối phó với khả năng thua, Bắc Kinh đă sử dụng không ít chiêu tṛ nhằm minh chứng cho việc làm trái phép của họ trên Biển Đông. Song song với thái độ hùng hổ th́ họ lại bất ngờ hạ giọng mua chuộc Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP/Xinhua
Hăng tin nhà nước Xinhua đưa tin về cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng nhiệm Mỹ John Kerry hôm 6/7, khi ông Vương lặp đi lặp lại rằng Trung Quốc bác bỏ quyền tài phán của ṭa trọng tài về tuyên bố chủ quyền.
Đài truyền h́nh nhà nước Trung Quốc CCTV dành hẳn một phần đa phương tiện trên trang web tiếng Anh cho vấn đề này, bao gồm cả những video giải thích, phỏng vấn chuyên gia và b́nh luận.
Quyền lực mềm
Theo The Diplomat , Trung Quốc vốn luôn ở trong thế pḥng thủ khi nói đến luật pháp quốc tế. Nhiều nhà phân tích Quốc tế cho rằng việc Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện ảnh hưởng rất nặng đến h́nh ảnh quốc tế của Bắc Kinh. Mỹ và các đồng minh có thể dễ dàng tấn công Trung Quốc v́ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với luật pháp quốc tế.
Lư lẽ là một loại quyền lực mềm đôi khi có tác dụng hơn sức mạnh Quân sự trong giải quyết xung đột. Trung Quốc đă là một người chơi yếu trong tṛ chơi quyền lực mềm trong một thời gian dài, nhưng trong những năm gần đây, Bắc Kinh đă cố gắng khắc phục điểm yếu này, nhờ vào sức mạnh ngày càng tăng của các trung tâm nghiên cứu.
Kể từ năm 2013, các trung tâm nghiên cứu Trung Quốc mọc lên như nấm. Những trung tâm này ngày càng giành được ảnh hưởng quốc tế, đặc biệt là trong các vấn đề như tranh chấp Biển Đông.
Trước đây, Trung Quốc chủ yếu tập trung vào hợp tác với các trung tâm nước ngoài mở chi nhánh tại Trung Quốc, chẳng hạn như Trung tâm Brookings - Thanh Hoa và Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie - Thanh Hoa ở Bắc Kinh.
Sau này, cảm thấy không đủ để gây ảnh hưởng trực tiếp đến các ư kiến về chính sách của Washington, Bắc Kinh đă đầu tư để thành lập các trung tâm nghiên cứu ngay trên đất Mỹ, chẳng hạn như Viện Nghiên cứu Trung - Mỹ ở Washington, nhằm "tập hợp các học giả Trung Quốc và Mỹ cũng như những người thực thi chính sách, để mở một cửa sổ vào thế giới quan của họ".
Đây mới chỉ là khởi đầu cho một xu hướng mới. Trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc đă bắt đầu mang các cuộc hội thảo, hội nghị đến Washington, với hy vọng giao tiếp trực tiếp với các học giả và các nhà làm chính sách Mỹ. Chẳng hạn, hôm 5/7, Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương tại Đại học Nhân dân Trung Quốc đồng tổ chức một hội nghị về Biển Đông tại Washington với Quỹ v́ Ḥa b́nh Quốc tế Carnegie, dưới sự chủ tŕ của ông Đới Bỉnh Quốc, cựu ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc và ông John Negroponte, cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ.
Trong hội nghị này, ông Đới nói rằng "phán quyết cuối cùng mà ṭa trọng tài công bố trong vài ngày tới rốt cuộc không khác ǵ một mảnh giấy".
Ông Đới nói thêm rằng các tranh chấp không được phép định h́nh quan hệ Trung - Mỹ, và kêu gọi hai nước xử lư những bất đồng một cách xây dựng và mở rộng chương tŕnh nghị sự hàng hải tích cực để bảo đảm cho một giải pháp ḥa b́nh.
"Trung Quốc sẵn sàng duy tŕ liên lạc với Mỹ về các vấn đề hàng hải và làm việc với Mỹ cũng như tất cả các bên khác để giữ t́nh h́nh nằm trong tầm kiểm soát", cựu quan chức Trung Quốc nói.
Tuy nhiên, ông Đới cũng đồng thời thách thức Washington về hành động quân sự ở Biển Đông. Cựu quan chức Trung Quốc cho rằng nước này sẽ không bị hành động của Mỹ "hăm dọa", kể cả khi Mỹ có cử tất cả 10 tàu sân bay ra Biển Đông.
Quan tâm đến h́nh ảnh
Theo CNBC , ngoài những nỗ lực bày tỏ lư lẽ của ḿnh với Mỹ, Trung Quốc cũng tổ chức nhiều cuộc họp với các nhà ngoại giao và nhà báo, cũng như vận động các nước không hề có liên quan đến tranh chấp như Belarus và Pakistan.
Bắc Kinh lo lắng rằng họ sẽ bị nh́n nhận một cách tiêu cực nếu ṭa ra phán quyết có lợi cho Philippines, mặc dù Trung Quốc khăng khăng nói rằng họ không quan tâm đến phán quyết.
"Trung Quốc thật ra rất quan tâm, đặc biệt là khả năng yêu sách 'đường 9 đoạn' của họ bị phán quyết là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)", Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói.
"Thực tế là Trung Quốc cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của tất cả các quốc gia mà họ có thể lôi kéo, bất kể những nước đó nhỏ hay xa xôi như thế nào, cho thấy rằng Trung Quốc quan tâm đến danh tiếng và h́nh ảnh của họ", bà nói thêm.
Therealtz © VietBF