VBF-Gần đây dư luận TG đặc biệt quan tâm tới việc liệu Anh có quyết định rời khỏi khối EU hay không? Điều này sẽ ảnh hưởng tới NGa ra sao sẽ có ngay trong bài viết sau.Thủ tướng David Cameron từng tuyên bố Brexit sẽ mang lại cho Nga nhiều lợi ích. Tuy nhiên Moscow hiểu rằng việc Anh rời EU không phải là điều mà nước này mong muốn.
Người Anh vào ngày mai 23/6 sẽ bước vào cuộc trưng cầu dân ư lịch sử với quyết định có rời EU (Brexit) hay ở lại. Trong khi cả châu Âu bối rối trước sự bất đồng trong nội bộ liên minh, Trung Quốc lo lắng khi mất đi một đối tác tốt th́ Nga cho đến nay vẫn im lặng và Tổng thống Putin chưa đưa ra lời b́nh luận nào.Thủ tướng David Cameron từng tuyên bố rằng việc Anh rời khỏi EU sẽ mang lại cho Nga nhiều lợi ích. Tuy nhiên các chuyên gia không đồng t́nh với quan điểm này khi liệt kê một loạt những bất lợi trông thấy.
Cho đến hôm nay, giới lănh đạo Nga lẫn báo chí chính thức đều tránh bàn luận về Brexit. Nhưng tất cả đều có chung nhận định rằng Moscow không hề bàng quan về vấn đề nóng hổi này mà đang theo sát kết quả của cuộc trưng cầu dân ư tại Anh.
Chuyên gia Andrey Sushentsov giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế Moscow cho rằng với việc giới đầu tư của Nga có lượng đầu tư tập trung chủ yếu ở Anh quan hệ với nhiều nước EU, biểu hiện đầu tiên gây bất lợi cho Moscow chính là kinh tế.
Theo số liệu của năm 2015, Nga xuất khẩu sang EU 249 tỉ USD hàng hóa. Một cuộc biến động kinh tế tại Châu Âu mà Brexit gây ra sẽ gây tác hại vừa trực tiếp vừa gián tiếp cho Nga.
Vào đầu năm 2014, đầu tư và lưu trữ của Nga đổ vào Anh 9 tỉ USD, quần đảo Virgin (thuộc Anh) 60 tỷ USD, đảo Síp là 20 tỷ và Hà Lan 19 tỉ USD. Moscow đă từng phải bỏ ra 2,5 tỉ USD cho đảo Síp trong cuộc khủng hoảng tài chính 2010 như một cách để bảo vệ tài sản của chính ḿnh.
Một khi Anh ra đi, khối trữ lượng vàng và ngoại tệ của Nga để ở Châu Âu sẽ gặp phải những biến động không mong muốn. Hai bạn hàng chính c̣n lại của Nga trong EU là Hà Lan và đảo Síp. Brexit có thể tạo nên những bất đồng thương mại giữa Anh và EU, với hệ quả là làm tiên tan tiền đầu tư của Nga ở ba đối tác quan trọng này.
Thực tế các tập đoàn lớn của Nga như Gazprom, Rosneft, Lukoil, Tatneft, Megafon, Rusagro đă bắt đầu bán đi cổ phần trên sàn giao dịch London từ thập niên 1990 và có xu hướng t́m về Châu Á trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên lượng đầu tư của giới tài chính, kinh tế của Nga vẫn bị chi phối rất lớn tại châu Âu.
Ngoài ra Brexit sẽ tác động đến chính sách đối ngoại của Moscow. Việc Anh rời bỏ EU sẽ làm mô h́nh dự án Liên minh Kinh tế Á-Âu của Tổng thống Putin kiệt quệ.
Cùng với đó, mất đi tầm ảnh hưởng của Anh, EU sẽ trở thành một khối mới dưới sự lănh đạo của Đức, một tín hiệu có thể được coi là tốt khi Nga sẽ có được mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên ngược lại Anh một khi đă không chịu sự ràng buộc nào, nước này sẽ có thể tự quyết đưa ra những chính sách mới theo định hướng độc lập và sẽ hợp lực với Mỹ cũng như liên kết với những nước Đông Âu cũ thành một khối mới chống Nga quyết liệt hơn.
Do vậy câu chuyện Brexit sẽ không phải chỉ là vấn đề riêng của người Anh và EU. Việc rời bỏ Liên minh châu Âu sau khi gắn bó với nhau nhiều năm của Anh có thể châm ng̣i cho cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế toàn cầu.
|