Tết Đoan Ngọ người Việt thường ăn ǵ?Nhiều món ăn mà thanh niên bây giờ chưa chắc biết ăn. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Những loại quả như mận, vải thiều, bánh tro hay rượu nếp là những món ăn không thể thiếu để "giết sâu bọ" trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt. V́ theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ bớt đi th́ chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại. Người xưa thường dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để " giết sâu bọ " - những con giun, sán, kư sinh trùng trong cơ thể. Và rượu nếp hay cơm rượu nếp là món ăn hội tụ đầy đủ những vị như thế.
Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu ngày Tết Đoan Ngọ.
Hương vị thơm lừng, ng̣n ngọt lại pha lẫn chút cay cay của men rượu khiến nhiều người thích thú. Cách làm cơm rượu vô cùng đơn giản, chỉ cần ngâm nếp cẩm hoặc nếp trắng với nước trong 8 tiếng, sau đó nấu chín và ủ với men ngọt. Thời gian ủ trong mùa hè chỉ khoảng 2-3 ngày là ăn được. Trong quá tŕnh ủ, dùng lá chuối đậy lên cơm rượu sẽ khiến món ăn trở nên thơm và ngon hơn rất nhiều.
Bánh tro
Bánh tro hay c̣n được gọi là bánh ú tro, bánh gio cũng giống như cơm rượu nếp chẳng thể nào thiếu được trong ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh tuy đơn giản nhưng cầu kỳ trong cách làm cho nên ngày nay người ta thường mua loại bánh này ở các hàng quán ngoài chợ.
Bánh tro có nhiều h́nh dáng khác nhau nhưng phổ biến nhất là h́nh chóp và loại thuôn dài như bánh răng bừa. Bánh được làm từ gạo nếp và nước lọc từ tro của rơm rồi đem gói lại và luộc. Có nơi c̣n thêm cả nhân đỗ xanh. Khi chín, bánh có màu vàng ươm, trong veo nh́n vô cùng thích mất.
Bánh được ăn kèm mật mía. Vị thanh mát của bánh tro ḥa quyện với vị ngọt ngào của mật mía khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dă này.
Thịt vịt
Đối với người dân miền Trung, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Trong khi một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 (âm lịch) th́ một số người khác lại cho rằng từ 5/5 (âm lịch) trở đi thịt vịt sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn và không c̣n mùi hôi nữa.
Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món chính trong ngày này. Theo đông y, thịt vịt c̣n có tác dụng bồi bổ cơ thế sau ốm, chữa co giật, hạ nhiệt, giảm mụn nhọt.
Hoa quả
Cũng như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đ́nh. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào c̣n thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở. Ở miền Bắc, những loại quả thời vụ điển h́nh như mận, vải, đào đều không thể thiếu trong mâm cúng của mỗi gia đ́nh.
Chè kê
Đây là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ của người Huế. Sau khi được xay hạt kê cho tróc vỏ, người ta đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ được nồi chè thơm phức với màu vàng hấp dẫn, hương vị khó quên.
Hồng Hà