Thời gian tổng thống Mỹ lưu trú tại Việt Nam là khá ngắn. Nhưng Obama đă để lại rất nhiều thiện cảm cho người dân Việt. Đi t́m lư do Phan Châu Trinh được Obama đưa vào bài phát biểu của ḿnh.
LTS:
Trong bài phát biểu được đánh giá “chạm tới trái tim” của người Việt Nam, Tổng thống Obama đă nhắc tới "tư tưởng Phan Châu Trinh" như đại diện của tri thức Việt Nam. V́ sao một Tổng thống Mỹ như ông Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải một nhà Duy Tân nào khác và điều đó gợi mở cho chúng ta điều ǵ trong bối cảnh hiện nay. VietNamNet có cuộc trao đổi với GS Trần Ngọc Vương xoay quanh vấn đề này.
Phóng viên:Trong bài phát biểu trước 4.000 người Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama đă nhắc tới "tư tưởng Phan Châu Trinh" như một đại diện của tinh túy tri thức Việt Nam, cùng với thơ Nguyễn Du và toán học Ngô Bảo Châu. Vậy, tư tưởng Phan Châu Trinh có vai tṛ thế nào trong ḍng chảy tư tưởng Việt Nam, thưa GS?
GS Trần Ngọc Vương: Đầu thế kỷ 20, phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, tiến bộ xă hội trở thành công việc cấp bách mà như diễn đạt của người đương thời là "lửa xém lông mày". Thế nhưng, vào thời điểm đó, tầng lớp trí thức mới ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện.
Tuy nhiên, những tư tưởng cách tân thực tế đă xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 ở những trí thức lớn như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ… Cuộc đấu tranh giữa 2 xu hướng cách tân và thủ cựu diễn ra lúc sôi động, lúc âm ỉ trong gần suốt thế kỷ thứ 19 kể cả trước khi có mặt của Chủ nghĩa thực dân cho tới khi Chủ nghĩa thực dân hiện hữu tại Việt Nam.
Trong cái áp lực chung là nếu không tự đổi mới th́ cái mới ngoài mong muốn sẽ xuất hiện và làm cho cái chủ thể từng bước bị tiêu vong, từ cục bộ đến toàn thể, triều đ́nh nhà Nguyễn đă lựa chọn cách ứng xử "cách tân để thủ cựu", một lối "đổi mới" mang tính ứng phó, chỉ nhằm mục đích giữ lại cái cũ. Đây cũng là quá tŕnh mà triều Nguyễn đi từ "ḥa" đến "hàng" trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Phong trào Cần Vương tiếp sau đó thực chất vẫn là nhằm duy tŕ "hồng đồ" của cha ông để lại. Và cuộc đấu tranh này cũng nhanh chóng thất bại với những bi kịch nội bộ càng ngày càng lớn. Câu chuyện của Phan Văn B́nh, cha của Phan Châu Trinh thực chất cũng là một bi kịch như vậy.
Phan Văn B́nh vốn là một vơ quan và cũng đi theo tiếng gọi của phong trào Cần Vương trong đội quân của Lê Hiếu, Tạ Hiện ở khu vực Lưỡng Quảng (Quảng Nam, Quảng Ngăi - PV). Tuy nhiên, v́ một sự việc hiểu lầm, Phan Văn B́nh đă bị chính nghĩa quân khép cho tội phản bội và giết chết ngay trước mặt con trai là Phan Châu Trinh khi đó mới chỉ 13 tuổi. Đó là một cú sốc lớn đối với Phan Châu Trinh.
Đối diện với phong trào Cần Vương bằng chính mạng sống của cha ḿnh, Phan Châu Trinh vẫn tiếp tục đi học, chuyên tâm với nghiệp khoa cử và đỗ tới Phó Bảng. Tuy nhiên, ngoài học "chữ thánh hiền" Phan Châu Trinh cũng là người tiếp cận rất sớm với các tài liệu tân văn, tân thư và ông đọc các tài liệu này một cách có ư thức, tiếp nhận và phản biện quyết liệt hơn so với những người khác.
Việc tiếp cận sớm với tân thư, tân văn đă giúp Phan Châu Trinh hiểu được những vấn đề của thế giới hiện đại, tiếp cận với tư tưởng Khai sáng đă làm thay đổi châu Âu trước đó. Cần chú ư rằng, Khai sáng không phải là một "phong trào" mà là một "truyền thống" ở phương Tây được đặt nền móng vững chắc từ nhiều thế kỷ trước đó. Cuộc Cách mạng xă hội Pháp diễn ra vào cuối thế kỷ 18 thế nhưng những thay đổi trong nhận thức xă hội đă lần lượt "vỡ ra" từ thế kỷ thứ 16.
Bản chất của tư tưởng Khai sáng chính là nguyên lư: Sự đổi mới, cách tân phải có nền tảng từ nhận thức, từ hệ h́nh tư duy, hệ h́nh văn hóa. Đó là quá tŕnh chuyển từ thần học sang khoa học, từ tư duy siêu nghiệm tư biện luận lư sang tư duy thế tục, duy lư. Từ sự duy lư hóa, thế tục hóa xă hội mới ba động và tạo ra tất cả những điều khác.
Phan Châu Chinh với tất cả trải nghiệm cá nhân, bi kịch gia đ́nh cũng như truyền thống học vấn và khát vọng cá nhân cũng đă lựa chọn con đường đó cho Việt Nam.
-
Điều khiến tôi thắc mắc là v́ sao Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải là một lănh tụ nào khác của phong trào Duy Tân, như Phan Bội Châu?
- Trong cả một thời kỳ dài người ta thường hay nhóm sự đa dạng trong hành xử của các thủ lĩnh phong trào vào một vài người nào đó mà không nhận ra sự khác biệt giữa họ. Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu cũng thuộc trường hợp như vậy khi người ta coi hai ông là đại diện nổi bật nhất của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam.
Nếu xét ở chiều sâu, trong cách cổ vũ, tập hợp lực lượng và dương ngọn cờ đổi mới, người ta có thể nói về nói về 2 cụ Phan. Thế nhưng thực chất, Phan Châu Trinh là nhân vật phức tạp hơn, phong phú hơn về mặt nhận thức và "rắc rối" về tư tưởng.
Phan Bội Châu là một nhân cách là người vĩ đại, một con người có trái tim lớn, ḷng yêu nước nồng nàn, mănh liệt. Ông cũng nổi tiếng là người tài ba trong chốn học hành, được coi là "người hay chữ nhất nước". Nói cách khác, về nhân cách cá nhân Phan Bội Châu hấp dẫn nhiều người. Do đó, với tư cách là người đứng đầu phong trào, Phan Bội Châu được coi là một vị huynh trưởng không thể chối căi.
Tuy nhiên, Phan Bội Châu tiếp xúc với tân thư muộn hơn so với Phan Châu Trinh. Do đó, việc hiểu biết các vấn đề của thế giới hiện đại của ông không cập nhật bằng Phan Châu Trinh. Cho nên về mặt tinh thần, Phan Bội Châu là "con đẻ" của pḥng trào Cần Vương. Đây cũng là lư do Phan Bội Châu quyết tâm theo đuổi con đường đấu tranh vũ trang, sử dụng bạo lực.
Phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu khởi xướng là cuộc vận động thất bại. Bởi mục đích ban đầu người chủ xướng ra nó sang Nhật là để cầu viện, xin quân tiếp viện, mua vũ khí, thực hiện sách lược truyền thống là "nội công ngoại kích". Dùng đấu tranh vũ trang tái lập lại phong trào đấu tranh vũ trang. Tới khi sang Nhật, gặp Lương Khải Siêu và các chính khách nhật, Phan Bội châu mới vỡ ra rằng, việc thực hiện các mục tiêu bằng phương pháp truyền thống hăy c̣n xa lắm.
Nói như vậy để thấy rằng, tư tưởng Phan Bội Châu chưa ra khỏi hệ h́nh tư duy truyền thống. Và trong thực tế, Phan Châu Trinh không đồng t́nh với tư tưởng của Phan Bội Châu và không ít lần hai người tranh căi dù về quan hệ cá nhân, hai người vẫn rất kính trọng, vị nể nhau. Trong lá thư gửi Toàn quyền Beau, Phan Châu Trinh từng nói rằng: "Toàn bộ cái học của Phan Bội Châu chẳng qua chỉ là 'Chiến quốc sách' mà thôi".
Nói cách khác, với Phan Châu Trinh, mô h́nh lư thuyết, hệ h́nh chính trị mà Phan Bội Châu theo đuổi rất là cổ. Điều này phản ánh rằng trong mắt Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu không kịp nhận thức xă hội hiện đại. Và đánh giá ấy, tôi cho là khách quan và công bằng về mặt tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu.
-
Vậy điều ǵ làm nên sự khác biệt trong tư tưởng của Phan Châu Trinh, thưa GS?
- Trong bối cảnh cá nhân và xă hội như vậy, Phan Châu Trinh sớm nhận ra cái khó khăn của công cuộc cải tạo xă hội và những chặng đường gập ghềnh của tiến bộ xă hội. V́ vậy, khác với Phan Bội Châu chủ trương sử dụng bạo lực, Phan Châu Trinh chủ trương đi theo con đường khai sáng với tư tưởng khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
Phan Châu Trinh hiểu rất rơ rằng, không có những điều đó làm nền tảng th́ việc khuấy động phong trào th́ chỉ dựng lại ngọn cờ cũ, đi lại con đường cũ, gặp thất bại những cái cũ đă từng xảy ra. Đấy là lư do sâu xa v́ sao ông ấy không chủ trương bạo động, "ám xă" như Phan Bội Châu mà chủ trương “minh xă” - tức mọi hoạt động của ông đều minh bạch và công khai.
Bên cạnh đó, khác với chủ trương cầu viện ở nước ngoài của Phan Bội Châu và nhiều người, Phan Châu Trinh lại chủ trương "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" (Dựa vào người Pháp để cải tạo xă hội). Ở đây, Phan Châu Trinh đă nhận ra mặt thứ hai của Chủ nghĩa thực dân, ấy là mặt xây dựng chứ không chỉ là mặt phá hoại. Tôi cho đó là cái nh́n tiến bộ và xa hơn rất nhiều so với Phan Bội Châu.
Từ góc độ của ḿnh Phan Châu Trinh nh́n ra đường hướng "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" không phải là đường hướng không sáng suốt. Chúng ta chứng kiến một thực tế về sau này là chính hệ thống giáo dục của nước Pháp đă đào tạo ra một đội ngũ trí thức mà chúng ta vẫn gọi là "thế hệ vàng của trí thức Việt Nam". Và chính những trí thức này sau đó đă góp một phần rất lớn trong việc loại bỏ Chủ nghĩa thực dân và tạo nền móng cho một xă hội hiện đại tại Việt Nam. Có nh́n như thế th́ mới thấy hết cái viễn kiến, tầm nh́n của Phan Châu Trinh lúc bấy giờ.
-
Thế nhưng dường như trong một thời gian khá dài trước đây người ta đă không nh́n thấy điều này trong tư tưởng của Phan Châu Trinh, thưa GS?
- Đúng như vậy, trong một thời gian khá dài, Phan Châu Trinh được coi như một người theo xu hướng cải lương, thiếu tinh thần mạnh mẽ của "thiết huyết", điều mà người ta t́m thấy ở Phan Bội Châu.
Khoảng vài chục năm trở lại đây, khi ta nh́n lại mối quan hệ với những cựu thù như Pháp, Nhật, Mỹ th́ ta lại thấy rằng, bản thân thực thể ấy cũng không đứng yên, bản thân thực thể ấy trong quá tŕnh phát triển của nó cũng tồn tại những mâu thuẫn. Đây là nguyên tắc nhận thức mà Marx thể hiện nhất quán, sáng suốt trong việc đánh giá vị trí vai tṛ của Chủ nghĩa thực dân Anh ở Ấn Độ.
Trong 2 bài viết về vấn đề này, bằng cái nh́n rất thấu thị với những tác động đa chiều của Chủ nghĩa thực dân với một xă hội thuộc địa, Marx nói rất rơ là tất cả sự kiến tạo của người Anh ở Ấn Độ, bất chấp nguyện vọng chủ quan của kẻ thực dân tất yếu đến một ngày người Ấn Độ nổi dậy chống lai người Anh và trục xuất họ ra khỏi Ấn Độ. Và thực tế sau này đă chứng minh dự báo của Marx là đúng.
Và người ta cũng bắt đầu đánh giá lại tư tưởng của Phan Châu Trinh. Từ chỗ được coi là một nhà cải lương, thiếu "sắt và máu", Phan Châu Trinh được đánh giá như một nhà yêu nước, nhà tư tưởng có chủ trương đường lối sáng suốt. Bằng chứng cho quá tŕnh phản tư này chính là việc tên ông được lấy đặt cho một quỹ văn hóa đang ngày càng có uy tín và một trường đại học mang tinh thần khai phóng rất cao. Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh được rất nhiều trí thức trong và ngoài nước cộng hưởng.
-
Việc một Tổng thống Mỹ như Obama nhắc tới tư tưởng Phan Châu Trinh gợi mở với chúng ta điều ǵ trong bối cảnh hiện nay, thưa GS?
- Thực tế, Obama không phải là lănh đạo phương Tây đầu tiên nhắc tới tư tưởng Phan Châu Trinh. Trước đó, cũng đă có nhiều người khác xiển dương con đường mà Phan Châu Trinh lựa chọn. Điều này đặt ra cho chúng ta một yêu cầu phải quay lại, nhận thức lại và thực hành lại con đường mà Phan Châu Trinh đă lựa chọn cho Việt Nam.
Chúng ta đang hướng tới một nền kinh tế tri thức, với nỗ lực xây dựng nền văn hóa độc lập nhưng đa dạng, toàn diện và thông tuệ, với việc nh́n nhận vai tṛ động lực của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tất cả phải được đặt trên nền tảng dân chủ hóa, thế tục hóa, duy lư hóa và trong bối cảnh ngày nay cần nói thêm cả toàn cầu hóa nữa. Đó chính là khi chúng ta thực hiện được tư tưởng tiến bộ mà Phan Châu Trinh đă đề xướng.