Nga tuy không hề tỏ ra ḿnh vô địch. Nhưng những tàu chiến, tàu ngầm của Nga khiến các nước khác run sợ. Dù không nói ra nhưng Mỹ cũng đang vô cùng lo lắng.
Tư lệnh lực lượng hải quân Mỹ tại châu Âu, Đô đốc Mark Ferguson, đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn với hăng tin CNN.
“Những tàu ngầm mà chúng tôi đang nh́n thấy có khả năng tàng h́nh nhiều hơn. Chúng tôi nhận ra rằng, người Nga có hệ thống vũ khí tiên tiến hơn, hệ thống tên lửa có thể tấn công trên mặt đất ở khoảng cách xa và chúng tôi cũng nh́n thấy khả năng điều hành của họ được nâng cao đáng kể tại các vùng biển xa quê nhà”, đô đốc Ferguson thừa nhận.
Mỹ thừa nhận, nhiều tàu ngầm của Nga là mối đe dọa lớn đối với các nhóm tàu sân bay của Mỹ (Ảnh RT)
Theo đô đốc này, Nga đang triển khai tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công với số lượng, phạm vi… lớn chưa từng thấy trong 2 thập kỷ qua, có thể đạt “cấp độ Chiến tranh Lạnh”. Trong khi đó, Mỹ có 53 tàu ngầm đang hoạt động và số lượng chiến hạm này sẽ giảm xuống c̣n 41 chiếc vào cuối những năm 2020 do ngân sách eo hẹp.
C̣n theo Đô đốc về hưu James Stavridis, một cựu chỉ huy của NATO, thậm chí với số lượng tàu ngầm hiện có, Lầu Năm Góc không thể giám sát được tất cả các tàu ngầm Nga.
“Chúng ta không thể duy tŕ 100 % hoạt động giám sát các tàu ngầm Nga hiện nay. Tàu ngầm Nga có thể đặt ra mối đe dọa đối với nhóm tàu sân bay Mỹ”, ông Stavridis nhấn mạnh.
Đô đốc Ferguson cũng thừa nhận rằng, nhiều năm qua, Nga đă đầu tư hàng tỷ đô la vào việc nâng cấp hạm đội tàu ngầm, bởi v́ họ coi NATO là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
“NATO được xem là mối đe dọa hiện hữu với Nga, và trong thời hậu Chiến tranh Lạnh, Nga coi việc NATO mở rộng về phía Đông sát với biên giới Nga và năng lực hoạt động quân sự của chúng ta là một mối đe dọa lớn với nước này”, ông Ferguson nói.
Trong suốt 20 năm qua, Nga luôn phàn nàn rằng, việc NATO mở rộng về phía Đông đặt ra một mối đe dọa quân sự. Mỹ và khối đồng minh quân sự bác bỏ cáo buộc này, nỗ lực biện minh rằng chính sách của họ được thiết kế để đảm bảo an ninh các quốc gia Đông Âu và cho rằng những quan ngại của Nga là vô căn cứ.
Mỹ khẳng định, hệ thống tên lửa chống đạn đạo mà Mỹ triển khai tại châu Âu là để bảo vệ các quốc gia đồng minh NATO khỏi các cuộc tấn công có thể từ các quốc gia hiếu chiến, chẳng hạn như Iran và Triều Tiên. Trong khi đó, Matx-cơ-va coi dự án lá chắn này làm suy yếu khả năng răn đe tên lửa của Nga.
VietBF © Sưu Tầm