Trước sự bành chướng của Trung Quốc, Nhật Bản cũng đă bắt đầu có những hành động mạnh mẽ hơn. Hôm 28/3, nước này đă chính thức cho vận hành một trạm radar ở biển Hoa Đông, cho phép nước này giám sát, theo dơi nhất cứ nhất động những diễn biến ở gần quần đảo tranh chấp với Trung Quốc. Và tất nhiên, “đ̣n quân sự" này của Tokyo đă vấp phải phản ứng đầy giận dữ của Bắc Kinh.
Căn cứ mới của Nhật Bản
Nhật Bản đă thiết lập một căn cứ pḥng thủ mới trên đảo Yonaguni thuộc biển Hoa Đông. Căn cứ này nằm cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ khoảng 150km về phía nam.
Trung tá Daigo Shiomitsu – người được bổ nhiệm làm chỉ huy căn cứ mới ở Yonaguni, hôm nay đă tham dự buổi lễ khánh thành căn cứ mới cùng với 160 binh sĩ và khoảng 50 đại biểu. Ông này đă phát biểu: "Cho đến ngày hôm qua, chúng ta vẫn chưa có một đơn vị giám sát bờ biển nào ở phía tây của đảo chính Okinawa. Đó là một lỗ hổng mà chúng ta cần phải lấp đầy. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể giám sát chặt chẽ khu vực lănh thổ xung quanh Nhật Bản và phản ứng kịp thời với mọi t́nh huống".
Đảo Yonaguni rộng 30km vuông là nơi sinh sống của khoảng 1.500 người. Hầu hết người dân nơi đây đều sống bằng nghề chăn nuôi gia súc và trồng mía. Lực lượng mới được triển khai đến đảo Yonaguni cùng với gia đ́nh của họ sẽ giúp tăng dân số ở nơi này lên 1/5.
"Trạm radar mới chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc nổi điên”, ông Nozomu Yoshitomi - một giáo sư của trường Đại học Nihon và là một vị thiếu tướng đă nghỉ hưu của Lực lượng Pḥng thủ Nhật Bản, dự đoán. Ngoài việc đóng vai tṛ như một cơ sở giám sát, căn cứ mới có thể được sử dụng cho các chiến dịch quân sự trong khu vực, chỉ huy Shiomitsu cho biết thêm.
Trung Quốc ngay lập tức có phản ứng trước việc Nhật Bản lập ra một căn cứ theo dơi ở biển Hoa Đông. Bộ Quốc pḥng Trung Quốc đă nói trong một tuyên bố rằng, cộng đồng quốc tế cần phải cảnh giác cao độ với sự "bành trướng quân sự của Tokyo".
"Quần đảo Điếu Ngư thuộc lănh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ hành vi khiêu khích nào của Nhật Bản nhằm vào lănh thổ của Trung Quốc. Những hoạt động của tàu thuyền và máy bay Trung Quốc ở vùng lănh hải và không phận liên quan là hoàn toàn hợp pháp và thích hợp”, tuyên bố của Bộ Quốc pḥng Trung Quốc đă nhấn mạnh như vậy.
Cả Bắc Kinh và Tokyo đều đ̣i chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, c̣n Nhật Bản th́ gọi là Senkaku. Tokyo đang kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Bắc Kinh đang ra sức t́m cách phá vỡ thế nguyên trạng ở nơi này. Chính v́ thế, gần đây, Nhật Bản bắt đầu có nhiều động thái quân sự nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc đối phó với Trung Quốc.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm 5 ḥn đảo nằm cách đảo Okinawa, phía nam Nhật Bản, khoảng 160km, và cách Vùng lănh thổ Đài Loan khoảng 200km. Chùm đảo nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan này chưa có người sinh sống nhưng lại sở hữu nguồn cá dồi dào và được cho là chứa một nguồn trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Nó cũng nằm gần với các tuyến đường biển quan trọng.