Mỹ điêu đứng khi bị chính con ḿnh phản…
Đúng là không thể tin được ai mà!
Mỹ sẽ đáp trả hành động này ra sao?
Đây chính là lực lượng từng được Mỹ hậu thuẫn để tấn công lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq, nhưng nay quay sang ủng hộ quân chính phủ Syria của Tổng thống Syria Bashar al-Assad để chống lại lực lượng nổi dậy do chính Mỹ xây dựng lên.
Các tay súng thuộc lực lượng Shia.
Beast dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết: "Ít nhất 3 sư đoàn Shia đă từng tham gia các trận đánh chống IS thành công ở Iraq, gồm Lữ đoàn Badr, Kata'ib Hezbollah, và League of Righteous, đă thừa nhận đang tham gia vào cuộc chiến tại miền nam và đông nam tỉnh Aleppo".
Theo xác nhận của quân đội Mỹ, ít nhất một đơn vị thuộc Lữ đoàn Badr đang chiến đấu ở miền nam tỉnh Aleppo cùng với các nhóm chiến binh Iraq khác "dưới sự yểm trợ" của không quân Nga và quân đội Iran, và tất cả các lực lượng này đều đang hỗ trợ quân đội chính phủ Syria".
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Philip Smith thuộc Đại học Maryland của Mỹ cũng cho rằng, lữ đoàn "Asaib Ahl al-Haq" (League the Virtuous) hiện đang được quân đội Iran yểm trợ để chống lại quân nổi dậy Syria.
Ngoài ra, một lữ đoàn khác của lực lượng Shia mang tên "Kata'ib Hezbollah", đă từng tích cực tham gia vào các trận đánh chống lại liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến tranh Iraq cũng tích cực tham gia ủng hộ quân đội chính phủ Syria tấn công quân nổi dậy.
Ngoài chuyện không nghe lời Mỹ, liên minh chống IS do Mỹ hậu thuẫn c̣n bị đánh giá chỉ "hữu danh vô thực". Theo New York Times, liên minh có tên là Lực lượng Dân chủ Syria cho đến nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa và các lực lượng nổi dậy đang đối mặt với những vấn đề chính trị rất nan giải.
Một thủ lĩnh của nhóm nổi dậy kể lại rằng lực lượng của ông đă bị phiến quân IS đánh bật khỏi quê hương ḿnh và nói ông sẽ làm tất cả mọi thứ để giành lại khu vực đó. Nhưng ông liệt kê một loạt những ǵ mà ông đang cần hiện nay, đó là đạn dược, thiết bị liên lạc, các loại vũ khí hạng nặng và các cuộc không kích của Mỹ.
“Hiện tại chúng tôi đang cố gắng chiến đấu chống lại IS bằng những loại vũ khí thô sơ”, ông nói và chỉ tay vào một binh lính mặc trên ḿnh quần áo đă rách và bẩn, gương mặt lộ vẻ mệt mỏi.
Bên cạnh vấn đề hậu cần, liên minh chống IS phải đối mặt với một khó khăn khác. Mặc dù các phần lănh thổ cần được giành lại đều là của người Ả Rập, phần lớn lực lượng chống IS lại là những dân quân người Kurd.
Điều này có thể sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh quan trọng của Mỹ, không hài ḷng khi quốc gia này coi khu vực của người Kurd là một mối đe dọa an ninh. Bản thân binh sĩ người Kurd cũng không muốn chiến đấu ở những khu vực đó.
Theo ông Talal Sillu, phát ngôn viên của liên minh, lực lượng liên minh chống IS ở Syria sẽ được lănh đạo bởi một hội đồng 6 người, nhưng ông cho biết cho đến nay mới chỉ có ông là thành viên duy nhất của hội đồng này.
Hồi cuối năm 2015, Tổng thống Obama đă công bố kế hoạch triển khai một số lính đặc nhiệm để hỗ trợ liên quân. Trước đó, các quan chức Mỹ cho biết đă có đến 50 tấn đạn được đă được thả từ trên không cho các lực lượng nổi dậy.
Tuy nhiên cũng chính họ thừa nhận rằng các lực lượng Ả Rập tại Syria không có phương tiện cần thiết để vận chuyển chúng và do đó họ đă phải liên lạc với người Kurd.
Một loạt những nhóm vũ trang đă liên kết với dân quân người Kurd, nhưng mặc dù họ đều ghét IS, phần lớn trong số này đều là những lực lượng nhỏ và đă nhiều lần bị IS vây đánh. Không chỉ có vậy, trong khi lực lượng người Kurd đă quen với việc giành lại lănh thổ, có tổ chức rơ ràng th́ những nhóm vũ trang Ả Rập lại rất lộn xộn.
Quan hệ giữa các nhóm nổi dậy cũng không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Với sức mạnh của lực lượng người Kurd, họ là người có quyền lực nhất và nhiều nhóm tỏ ra coi thường các nhóm nổi dậy Ả Rập.