Lực lượng an ninh Iraq đă bao vây thành phố Ramadi khiến IS rơi vào t́nh trạng tù túng, không thể gửi phiến quân tăng viện đến đây. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân nơi đây hiện như đang ở dưới địa ngục khi thường xuyên phải đối mặt với cái chết và sự nghi kị từ IS.
Theo Reuters, lực lượng an ninh Iraq tháng trước cắt đứt tuyến cung cấp đồ tiếp tế cuối cùng của IS vào Ramadi bằng cách bao vây thành phố và khiến IS hầu như không thể gửi phiến quân tăng viện đến đây.
Song đối với hàng ngh́n người dân, chủ yếu là người Hồi giáo ḍng Sunni, bị kẹt bên trong thành phố, cuộc sống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết v́ phiến IS ngày càng đa nghi.
Reuters phỏng vấn 5 người dân ở Ramadi, trong đó có ba người đă trốn thoát khỏi thành phố này. Tất cả đều cho biết điều kiện sống bên trong thành phố xấu đến mức đỉnh điểm kể từ khi IS tràn vào đây vào đầu năm nay.
"Các tay súng IS ngày càng trở nên hằn học và ngờ vực. Bọn chúng ngăn cản chúng tôi ra khỏi nhà. Bất cứ người nào ra mặt chống đối mệnh lệnh đều bị bắt giữ và điều tra", Abu Ahmed, một người dân ở Ramadi nói. "Chúng tôi cảm thấy như đang sống trong một cỗ quan tài bịt kín".
Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar, nằm lọt trong thung lũng sông Euphrates ph́ nhiêu, chỉ cách phía tây thủ đô Baghdad một quăng đường lái xe ngắn. Đây là thành quả xâm chiếm lớn nhất của IS kể từ năm ngoái. Lấy lại được thành phố này sẽ đánh dấu một thắng lợi quan trọng đối với chính phủ Iraq và các nước đồng minh của Iraq bao gồm cả Mỹ và Iran.
Cách cai trị hà khắc của các phiến quân IS khiến cộng đồng người Hồi giáo ḍng Sunni ở Ramadi thấy lo lắng. Trước đây, một số người đă hỗ trợ Mỹ đánh bại lực lượng tiền thân của IS ở Ramadi, khi Mỹ can thiệp vào Iraq gần 10 năm trước.
Khatab al-Amir, một tộc trưởng ở Ramadi, cho biết phiến quân IS đang hạn chế người dân di chuyển. Khatab al-Amir đă trốn thoát khỏi Ramadi nhưng vẫn c̣n giữ liên lạc với các thành viên trong bộ tộc của ông ở thành phố này.
"IS phân tách Ramadi thành những khu nhỏ và cấm người dân di chuyển từ khu này sang khu khác v́ hiện nay, chúng nghi ngờ ai cũng có thể làm nội gián cho lực lượng an ninh Iraq", Khatab al-Amir nói.
Thêm nhiều người dân địa phương đang hợp tác với lực lượng an ninh Iraq v́ bị IS đối xử quá khắc nghiệt, vị tộc trưởng cho hay.
Theo người dân Ramadi, IS đă tăng cường tuần tra bằng môtô bên trong thành phố để bắt những ai sử dụng điện thoại di động, vốn bị IS cấm tại vùng chiếm đóng. Các ṭa nhà cao tầng và để trống cũng bị IS giám sát chặt chẽ.
"Chúng ngày càng bóp nghẹt chúng tôi. Chúng đối xử với chúng tôi như những tù nhân", Abu Ahmed nói. Ahmed phải trèo lên mái nhà để bắt sóng khi nói chuyện qua điện thoại đi động với Reuters. Anh cũng phải trùm một hộp giấy lên đầu để tránh bị các nhóm tuần tra của IS phát hiện.
"Tôi phải đi ngay bây giờ. Tôi nghe thấy tiếng môtô của IS. Tôi có thể mất đầu nếu...", Abu Ahmed chấm dứt cuộc gọi bằng câu nói bỏ lửng.
Đồ tiếp tế thực phẩm trước đây được đưa vào Ramadi từ phía tây nhưng kể từ khi thành phố bị lực lượng an ninh Iraq bao vây, người dân Ramadi phải sống dựa vào các khẩu phần ăn sơ sài gồm rau và một ít bột ḿ mà IS cung cấp.
"Chúng tôi đang phải ăn bánh ḿ cũ với cà chua thối", Omar, một người dân Ramadi cho biết. "Tôi sợ rằng tôi buộc phải làm thịt con mèo đă nuôi nhiều năm nếu không c̣n ǵ để ăn", người này nói thêm.
Người dân ở Ramadi phải dùng củi để đun nấu v́ thiếu thốn gas và dầu. Một số người cho biết IS chất đống cành và thân cây ở các sân chung để các gia đ́nh sử dụng cho nấu nướng.
IS từng cung cấp nhiên liệu cho máy phát điện đặt trong thành phố, nhưng hiện giờ, chúng không làm vậy nữa, khiến nhiều người dân không có điện sử dụng.
"Cuối cùng, bộ mặt xấu xí của IS đă lộ ra. Chúng đối xử với phụ nữ như súc vật. Tôi cảm thấy tôi như một nô lệ", Um Mohammed, giáo viên dạy vật lư ở Ramadi, nói. Mohammed vừa trốn chạy khỏi Ramadi ngày 6/12 cùng người mẹ già và đang nương náu tạm trong một khu trú ẩn ở phía nam Ramadi.
vbf @ sưu tầm