Tuy không "vơ đũa cả nắm" nhưng việc lấy một cô dâu Hồi giáo bây giờ cũng cần cảnh báo một nguy cơ khủng bố. Đó là điều mà nhiều người Mỹ lo lắng. Bởi mặc dù nhóm cực đoan tuyên bố không cho phép phụ nữ sử dụng vũ khí chiến đấu, nhưng khi thực hiện th́ lại hoàn toàn khác nếu có người phụ nữ nào muốn hành động.
Syed Farook và vợ Tashfeen Malik. Ảnh: ABC
Các chuyên gia, luật sư và cựu quan chức ngoại giao Mỹ nói rằng, hiện chưa có dấu hiệu khẳng định một số cô dâu ngoại quốc t́m cách kết hôn với người phương Tây để tổ chức khủng bố, và không rơ nghi phạm Tashfeen Malik, 29 tuổi, có phải đă làm vậy hay không. Nhưng họ cảnh báo điều này có thể thay đổi, đặc biệt nếu phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bắt đầu tuyển mộ nữ giới tham gia các cuộc tấn công.
Giới chuyên gia an ninh nhận định, nhóm cực đoan không cho phép phụ nữ sử dụng vũ khí chiến đấu, nhưng các tên chỉ huy thường rất thực dụng và có thể hủy bỏ lệnh cấm bất cứ lúc nào.
"Khi có cơ hội và nhận thấy phụ nữ là người làm việc đó tốt nhất, chúng ắt sẽ tận dụng", Sasha Havlicek, người sáng lập Viện Đối thoại Chiến lược tại Anh, nơi nghiên cứu hoạt động của các nhóm cực đoan nữ, nói.
Havlicek cho rằng phụ nữ dường như chủ động hơn trong các vụ khủng bố. Theo ước tính mới đây của Bộ An ninh Nội địa, 30 người đă rời nước Mỹ để gia nhập IS kể từ sau khi nhóm khủng bố này trỗi dậy. Con số ở châu Âu cao hơn, với khoảng 600 người.
Nghi phạm Tashfeen Malik trong vụ xả súng ở Mỹ từng sống ở Pakistan và Saudi Arabia. Người này cùng chồng là Syed Rizwan Farook lên kế hoạch tấn công Trung tâm Vùng nội địa ở thành phố San Bernardino hôm 2/12, khiến 14 người thiệt mạng và 21 người bị thương.
Trước đây, phụ nữ chỉ được coi là kẻ đánh bom tự sát khi tham gia các nhóm Hồi giáo cực đoan. Chuyên gia cho rằng vai tṛ của Malik trong vụ nổ súng đă vượt quá giới hạn cho phép và nhóm khủng bố buộc phải im lặng trước các phản ứng về vụ việc.
Một kẻ đánh bom liều chết là nữ giới. Ảnh: Reuters
Malik và Farook gặp nhau thông qua một trang web hẹn ḥ, một cách t́m vợ và con dâu phổ biến trong các gia đ́nh ở Nam Á. Theo điều tra của AP, nhiều gia đ́nh ở Pakistan thường t́m kiếm chú rể có hộ chiếu ở quốc gia giàu có như Mỹ, Canada và cả Trung Đông.
Trong hồ sơ của cô dâu và chú rể tương lai không có thông tin về tư tưởng cực đoan. Một số gia đ́nh Pakistan nói rằng họ tránh mai mối trực tuyến chỉ v́ nỗi sợ đó.
"Sau vụ việc ở California, chúng tôi phải hết sức cẩn thận", Munir Anwar, một nhà thơ sống ở thị trấn Liaqatpur, thuộc vùng Punjab nơi có gia đ́nh Malik sinh sống, cho biết.
Azim Khalid, giảng viên đại học ở thị trấn Vehari, thậm chí c̣n nói rằng kết bạn và mai mối qua mạng là "đùa với lửa". Khác với Malik, hầu hết các cô dâu Pakistan mà gia đ́nh gốc Pakistan ở phương Tây t́m kiếm thường ít được đi học và có thể làm nội trợ tốt hơn.
Luật sư Eric T. Dean Jr. cho biết, một đặc thù trong thị thực hôn nhân là Mỹ thường có thêm quy tŕnh kiểm tra an ninh khi cung cấp thị thực cho chú rể tương lai từ Pakistan. Nhưng ông không nhớ là có yêu cầu tương tự với một cô dâu.
Sau vụ nổ súng ở San Bernardino, các nhà lập pháp bày tỏ lo ngại về việc các cô dâu nước ngoài kết hôn với công dân Mỹ để thực hiện âm mưu khủng bố. Nhưng chuyên gia an ninh cho rằng chưa có bằng chứng để khẳng định.
Trong tuyên bố hồi đầu năm nay, IS khẳng định chỉ khi nào lănh tụ Hồi giáo cần đến sự góp mặt của phụ nữ, họ mới có thể tham gia. Thượng nghị sỹ Cộng ḥa bang Nam Carolina, Lindsey Graham cho rằng nếu cuộc hôn nhân của Malik và Farook được một tổ chức cực đoan sắp xếp, đây sẽ là trường hợp thay đổi luật chơi.
Cho đến nay, IS chỉ công nhận các nhóm vợ chồng là "người ủng hộ". Trong khi thảm kịch xảy ra hôm 2/12, Malik đă viết trên Facebook rằng cô ta "cam kết trung thành với thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi".
Therealtz © VietBF