Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience ngày 23/11, khi mặt trăng Phobos “chết” đi sẽ tạo ra một vành đai bụi đá bao quanh hành tinh đỏ là sao Hỏa. Nguyên do được xác định là do bên trong mặt trăng này có khối kết hợp lỏng lẻo đang yếu dần do lực tác động từ lâu.
Nghiên cứu gần đây chỉ ra những vết rạn lạ trên mặt trăng Phobo của sao Hỏa là dấu hiệu chỉ ra sự tan ră của nó. Theo các nhà khoa học, phần bên trong mặt trăng này chỉ là một khối kết hợp lỏng lẻo đang yếu dần do lực tác động từ thời xa xưa. Hiện tượng khóa thủy triều tiếp tục gây áp lực lên mặt trăng duy nhất của sao Hỏa, khiến nó dần dần nứt ra, theo UPI.
Nhóm nghiên cứu ở Đại học California, Berkeley, Mỹ nhận định cái chết của mặt trăng Phobos sẽ cho ra đời một vành đai bụi đá bao quanh hành tinh đỏ. Họ ước tính thời gian tồn tại của Phobos kéo dài 20 - 40 triệu năm trước khi vỡ thành nhiều mảnh. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience hôm 23/11.
Mảnh vụn của vụ nứt vỡ sẽ nhanh chóng hợp thành vành đai bụi đá với mật độ tương tự vành đai sao Thổ. Theo thời gian, vành đai quanh sao Hỏa sẽ mỏng dần, nhưng quá tŕnh này diễn ra trong khoảng 1 - 100 triệu năm.
Vành đai sao Thổ và sao Mộc cũng được h́nh thành một phần từ các mặt trăng va vào nhau. Ngày nay, sao Thổ có 62 mặt trăng và số lượng có thể lớn hơn rất nhiều cách đây hàng triệu năm. Sao Mộc có 67 mặt trăng.
Mặt trăng tan vỡ là một hiện tượng phổ biến ở thời kỳ sơ khai của hệ Mặt Trời. "Một số mặt trăng có thể nứt vỡ do ảnh hưởng khóa thủy triều, một số có thể va chạm vào hành tinh sơ cấp. Chúng là thành phần quan trọng chưa được đánh giá đầy đủ trong sự tiến hóa của các hành tinh", hai nhà khoa học Benjamin Black và Tushar Mittal viết trong nghiên cứu. Theo họ, cái chết của Phobos là một trong số những cơ hội cuối cùng để chứng kiến mặt trăng tự diệt.
vbf @ sưu tầm