Vụ việc mây bay của Thổ Nhĩ Kỳ đă bắn rơi trực thăng quân sự Nga đang khiến thế giới trở nên quan ngại về những khả năng đáp trả cứng rắn mà Nga luôn sẵn sàng thực hiện. Cả Mỹ, Pháp và NATO đă phải lên tiếng và đưa ra lời nhận xét về vụ việc trên.
Trong cuộc họp báo chung ngày 24/11 tại Washington với người đồng cấp Pháp François Hollande, Tổng thống Barack Obama hối thúc Điện Kremlin và NATO tránh leo thang căng thẳng sau khi chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị không lực Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngay biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria với cáo buộc vi phạm không phận.
“Thổ Nhĩ Kỳ cũng như bất kỳ quốc gia nào có quyền bảo vệ không phận và lănh thổ”, Tổng thống Obama phát biểu, nhưng ông kêu gọi tất cả các bên cần đưa ra biện pháp làm giảm leo thang căng thẳng.
Tổng thống Obama và Tổng thống Hollande đều hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đàm phán trực tiếp sau sự cố để ngăn chặn bất kỳ sự gia tăng căng thẳng.
Cũng tại cuộc họp báo, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Mátxcơva sẽ “kiềm chế” để tránh một cuộc xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc Liên minh châu u sẵn sàng tăng cường nỗ lực trên mặt trận tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
“Đây là một trong những sự cố tồi tệ của Chúa… nhưng ưu tiên hàng đầu lúc này là tiêu diệt phiến quân Daesh (ám chỉ IS)”, ông Biden phát biểu.
Trong khi đó phát biểu với báo giới tại Brussels, Bỉ, Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg sau cuộc họp khẩn cấp đă kêu gọi “(các bên) b́nh tĩnh và không leo thang căng thẳng”.
“Tôi đă lo ngại trước đó về các hoạt động quân sự của Nga gần biên giới NATO. Những thông tin chúng tôi có từ các nước đồng minh là phù hợp với những ǵ Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp”, ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Tổng thư kư NATO cũng gọi “đây là t́nh huống tồi tệ” nhưng bác bỏ thông tin rằng máy bay chiến đấu Su-24 không vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên của NATO. Trong khi đó, giới chức Nga lại cho rằng máy bay Nga không vi phạm không phận.
Cùng ngày chia sẻ trên mạng xă hội Twitter, Chủ tịch Liên minh châu u Donald Tusk cùng kêu gọi các bên kiềm chế. “Đây là thời khắc nguy hiểm sau khi máy bay Nga bị bắn rơi. Tất cả các bên cần giữ đầu lạnh và kiềm chế”.
Hiện, Đức vẫn chưa lên tiếng về vụ việc trên. Thủ tướng Đức Angela Merkel đang bị chỉ trích về chính sách tiếp nhận người di cư Syria sau một loạt hệ lụy của cuộc khủng hoảng di cư, đặc biệt là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris, Pháp, ngày 13/11 khiến 130 chết.
Về phần ḿnh Tổng thống Nga Putin đă tố cáo hành động của Ankara như một “nhát đâm lén sau lưng” và “kẻ đồng lơa với bọn khủng bố”. Ngoại trưởng Nga cũng hủy chuyến thăm tới Istanbul vào ngày 25/11 và kêu gọi công dân Nga không đến Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ việc. Phó chủ tịch Hạ viện Nga Nikolay Levichev đă đề nghị Cơ quan hàng không liên bang Nga cân nhắc lệnh cấm các chuyến bay tới Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi sáng 24/11.
Đến nay, Nga xác nhận một phi công chiến đấu cơ Su-24 đă bị bắn chết.
Chuyên gia an ninh tại Quỹ nghiên cứu chính sách kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Nihat Ali Özcan, bày tỏ lo ngại Điện Kremlin sẽ đáp trả thích đáng sau vụ việc trên.
vbf @ sưu tầm