Vùng Trung Á đang trở thành mảnh đất màu mỡ để Trung - Nhật tranh giành. Nhưng khó ḷng Trung Quốc có thể cạnh tranh được với Nhật v́ kinh tế nước này đang lao dốc và uy tín đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nên rất có khả năng các nước này sẽ ngả theo Nhật.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 22-10 bắt đầu chuyến công du kéo dài 1 tuần tới Mông Cổ và 5 quốc gia Trung Á giữa lúc Trung Quốc cũng đang t́m cách tăng cường ảnh hưởng tại khu vực giàu tài nguyên này. Nhiều thỏa thuận kinh doanh trị giá hàng tỉ USD dự kiến được kư kết trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên này kể từ khi ông Abe ra mắt nội các mới.
Mông Cổ c̣n là đất nước đầu tiên 2 lần “in dấu chân” một vị thủ tướng Nhật Bản trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Cùng đi với Thủ tướng Abe có đại diện của khoảng 50 doanh nghiệp Nhật Bản. Rời thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ, ông Abe sẽ đến Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan và Kyrgyzstan.
Phát biểu tại sân bay ở Tokyo trước khi lên đường, thủ tướng Nhật khẳng định: “Mông Cổ và Trung Á nằm ở trung tâm của châu Á, có vai tṛ địa chính trị cực kỳ quan trọng. Đây là các quốc gia từng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tài nguyên nhưng đang xây dựng những cơ sở hạ tầng chất lượng cao để phục vụ một nền kinh tế dựa trên những ngành công nghiệp giá trị cao. Tôi muốn có bước đi lớn để tăng cường quan hệ với những quốc gia này”.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hội đàm với Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj tại Phủ Tổng thống ở Ulan Bator Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Abe vốn “không ngại đường xa” kể từ khi lấy lại quyền lực vào cuối năm 2012. Ông đă tới thăm hàng chục quốc gia nhằm t́m lại đà phát triển cho nền kinh tế số 3 thế giới. Theo nhật báo tài chính Nikkei, nhân chuyến công du này, công ty công nghệ JGC và 4 công ty khác của Nhật dự kiến kư thỏa thuận 1.000 tỉ yen (tương đương 8,3 tỉ USD) ở Turkmenistan để xây dựng nhà máy khí gas tự nhiên.
Chứng kiến Bắc Kinh vươn tay tới khu vực này thông qua Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) mới thành lập, ông Abe hồi tháng 5 đă công bố kế hoạch đầu tư 110 tỉ USD để phát triển hạ tầng chất lượng cao tại châu Á, trong đó có khu vực Trung Á, trong 5 năm tới.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang trở thành đối tác thương mại hàng đầu tại Trung Á khi Nga mất dần chỗ đứng. Trong chuyến thăm Kazakhstan hồi năm 2013, Chủ tịch Tập Cận B́nh đă công bố sáng kiến “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” để thúc đẩy hội nhập kinh tế, thương mại Á - Âu.
Ngoài Trung Á, ông Tập c̣n công du nhiều khu vực khác, mới nhất là chuyến thăm Anh từ ngày 20 đến 24-10. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo sự sụt giảm tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế số 2 thế giới không cho phép các đối tác lạc quan.
Tạp chí Fortune (Mỹ) cho rằng trong lúc London trải thảm đỏ đón ông Tập th́ kinh tế Trung Quốc bộc lộ sự hụt hơi đáng ngại. GDP quư III/2015 của Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,9%, qua đó càng củng cố những nghi ngại của giới phân tích về khả năng Bắc Kinh đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm nay.
Trong khi đó, hăng tin Reuters ngày 21-10 cho biết đà đi xuống của kinh tế Trung Quốc đang kéo gh́ tăng trưởng ở Bắc Á và đẩy một số nền kinh tế về phía suy thoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng tại Bắc Á (trong đó có các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan) năm nay sẽ giảm c̣n 5,5% - mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Nhà kinh tế học cao cấp Vishnu Varathan của Ngân hàng Mizuho (Nhật) đánh giá tác động tiêu cực từ kinh tế Trung Quốc đến khu vực Bắc Á có thế kéo dài ít nhất tới nửa đầu năm 2016.
Therealtz © VietBF