Hiện tại Nga và Mỹ được coi là hai cường quốc lớn nhất nh́ trên thế giới về quân sự và chính trị. Liệu liên minh Nga - Mỹ có làm nên kỳ tích ở chiến trường Trung Đông? Hăy cùng vietbf khám phá nhé!
Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu Nga có đưa quân tham chiến chống nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở Syria? Tổng thống Putin đă khá úp mở về chuyện này, khi nói rằng Nga đang cân nhắc “nhiều lựa chọn khác nhau”.
Theo hăng tin AP, bằng cách để ngỏ khả năng gia nhập liên minh chống IS, Tổng thống Putin hy vọng giành được một vài nhượng bộ quan trọng. Mục tiêu chính của ông là dỡ bỏ lệnh trừng phạt của phương Tây và b́nh thường hóa quan hệ với Mỹ/ Liên minh Châu u vốn đă xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh v́ khủng hoảng Ukraine.
Sau vài ṿng đàm phán với Mỹ và Ả-rập Xê-út không có kết quả khả quan, Nga dường như đang đi nước cờ tiếp theo: tăng cường hiện diện quân sự tại Syria. Tổng thống Putin có kế hoạch tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào cuối tháng này và một số nhà phân tích nói rằng đề nghị để triển khai quân tới Syria có thể là tâm điểm của chuyến đi.
Nhà phân tích Rami Abdurrahman, đứng đầu Nhóm giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Vương quốc Anh, cho biết từ giữa tháng 8/2015, đă có báo cáo về sự hiện diện của quân đội Nga ở sân bay quốc tế Damascus và một sân bay ở thành phố biển Latakia. Ông nói: "Chúng tôi không biết rơ đó là binh sĩ hay công nhân Nga vận chuyển vũ khí đạn dược. Hợp tác quân sự (Nga-Syria) không phải là mới, nhưng có một sự gia tăng đáng kể".
Chuyên gia Igor Korotchenko, một đại tá về hưu của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga và hiện đang là Tổng biên tập tạp chí National Defense, cũng cho rằng trong khi cung cấp vũ khí cho chính phủ Assad, Nga không có ư định gửi quân đến Syria. Ông nói: “Nga sẽ không gửi quân đến Trung Đông. Điều này hoàn toàn bị loại trừ. Đó là chuyện của Mỹ”.
Nhà phân tích Sergei Karaganov, người sáng lập Hội đồng chính sách Ngoại giao và Quốc pḥng, một hiệp hội hàng đầu của các chuyên gia chính trị Nga, nói Nga đang xem xét khả năng tham gia liên minh chống IS, nhưng cho đến nay phương Tây không mấy hoan nghênh. Ông nói: "Phương Tây tỏ ra miễn cưỡng chấp nhận đề xuất của Tổng thống Putin”. Ông Karaganov cũng cho rằng Nga sẽ không hành động quân sự đơn phương ở Syria, nếu không nhận được sự ủng hộ của Mỹ và các đồng minh v́ “rủi ro rất lớn".
Nhà phân tích Pavel Felgenhauer, một nhà phân tích ở Moscow chuyên về các vấn đề quân sự và an ninh, nói rằng sự hiện diện gia tăng của Nga ở Syria có thể là một phần của nỗ lực của Điện Kremlin nhằm thúc ép Mỹ chấp nhận đề xuất của Tổng thống Putin. Ông Felgenhauer nói: “Một liên minh như vậy ... sẽ cho phép chế độ Assad tồn tại và cho phép Nga duy tŕ sự hiện diện ở Trung Đông".
vietbf @ sưu tầm