Một con “thủy quái” với hàng ngàn tua rua trong đến kinh được t́m thấy tại đáy biển Angola. Các nhà khoa học đă ngay lập tức nghiên cứu t́m hiểu con quái vật này. Theo được biết, con quái vật này thuộc nhóm sinh vật Siphonophores
Mới đây, một sinh vật lạ giống sứa nhưng có vô vàn "tua rua" trông như những sợi mỳ Spaghetti được phát hiện ở ngoài khơi bờ biển của Angola.
Các thành viên của tập đoàn dầu khí BP đă phát hiện ra sinh vật này khi đang hoạt động gần giếng dầu ở độ sâu hơn 1.200m so với mặt nước biển. Với ngoại h́nh kỳ lạ cùng những tua rua dài như sợi mỳ, sinh vật lạ này đă được đặt biệt danh là “Flying Spaghetti Monster” (tạm dịch: quái vật Spaghetti bay).
Tuy nhiên, khi t́m hiểu kỹ hơn, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Hải dương học quốc gia ở Southampton, Anh đă xác định, loài sinh vật này có tên khoa học là Bathyphysa conifera. Chúng là một trong những phân loài của nhóm sinh vật Siphonophores.
Được biết, Siphonophores trông giống sứa nhưng thuộc chủng Cnidaria - nhóm động vật "lai tạp" giữa san hô, sứa biển và là một trong những loài dài nhất thế giới - khoảng 50m.
Siphonophores mang một vẻ đẹp lạ lùng, trông giống như những bông hoa của đại dương. Loài sinh vật này có thân h́nh dài, mỏng, có loài trong suốt, sống ở vùng nước sâu dưới đáy biển và cư trú nhiều nhất ở vùng biển thuộc Bồ Đào Nha.
Một điểm đặc biệt ở Siphonophores khiến giới khoa học đau đầu đó là, chúng là một sinh vật hay nhiều sinh vật. Bởi lẽ, Siphonophores không phải là một sinh vật đơn độc mà là một quần thể tập hợp chung của nhiều cá thể nhỏ, gọi là zooids.
Một trong những sinh vật thuộc nhóm Siphonophores.
Mỗi Zooids có nhiệm vụ riêng (như tự vệ, sinh sản, ăn...) góp phần vào cả quần thể nhưng phải dựa vào nhau để tồn tại, cùng nhau thực hiện chức năng sinh tồn.
Điểm đặc biệt là dù tất cả zooids đều có thể tách rời khỏi quần thể nhưng toàn bộ cá thể siphonophores vẫn phát triển từ một trứng độc lập. Hiện các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu về loài sinh vật kỳ lạ này.
VietBF©Sưu Tầm