(Xă hội) - Các chuyên gia phân tích cho rằng việc IS công khai đ̣i 200 triệu USD để chuộc 2 con tin có thể là dấu hiệu cho thấy nhóm cực đoan đang gặp khó khăn về tiền bạc.
Trong đoạn phim được đăng tải trên Twitter hôm 19/1 vừa qua, một tay súng IS mặc đồ đen giơ lên một con dao trong khi đưa ra thông điệp bằng tiếng Anh. Những kẻ này đứng giữa hai con tin mặc trang phục màu cam.
“Các người có 72h tính từ giờ phút này để gây áp lực lên chính phủ đưa ra một quyết định khôn ngoan, đó là chi ra 200 triệu USD để cứu sinh mạng các công dân của ḿnh”, kẻ phiến quân nói.
Kẻ này khẳng định khoản tiền chuộc là để bù đắp cho những viện trợ phi quân sự mà thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa cam kết để hỗ trợ chiến dịch chống IS, trong chuyến công du Trung Đông vẫn đang diễn ra.
Các tay súng IS đang dọa sát hại 2 con tin Nhật.
Được biết, ngày 17/1 vừa qua, Thủ tướng Abe đă cam kết một khoản 200 triệu USD viện trợ phi quân sự cho các nước chịu ảnh hưởng trước sự bành trướng đẫm máu của IS ở Iraq và Syria. Ông cũng đă lên tiếng cảnh báo rằng thế giới sẽ phải hứng chịu những mất mát to lớn nếu chủ nghĩa khủng bố lan rộng ở Trung Đông.
Một trong những con tin từng xuất hiện trong đoạn clip được đăng tải hồi tháng 8, trong đó người này cho biết tên ḿnh là Haruna Yukawa, và bị thẩm vấn một cách thô bạo bởi những kẻ bắt giữ.
Con tin thứ hai, có tên là Kenji Goto, sinh năm 1967, là một phóng viên tự do, người đă lập ra một công ty có tên Independent Press tại Tokyo năm 1996, sản xuất phim tài liệu, về Trung Đông và các khu vực khác cho truyền h́nh Nhật, bao gồm cả kênh NHK.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 20/1 đă đề nghị những người đồng cấp Mỹ, Pháp cùng giúp đỡ Nhật trong vụ bắt cóc con tin này. “Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, trong các cuộc điện đàm riêng lẻ, đă hứa sẽ làm tất cả những ǵ có thể để giải quyết vụ việc này càng sớm càng tốt”, ông Kishida cho hay.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă cắt ngắn chuyến công du Trung Đông để giải quyết vụ việc 2 con tin bị IS bắt giữ.
Ngoại trưởng Nhật cũng cho biết: “Tôi đă yêu cầu chính phủ Pháp và Mỹ giúp đỡ thông qua chia sẻ các thông tin nhằm sớm giải thoát cho 2 con tin người Nhật”.
Ông Kishida cũng nói thêm sẽ đưa ra đề nghị giúp đỡ tương tự với Chính phủ Anh trong cuộc gặp Ngoại trưởng Anh Philip Hammond ngày hôm nay 21/1.
Cảnh sát Nhật hiện đang hợp tác với các cơ quan t́nh báo ở Trung Đông, châu Âu và Mỹ để thu thập thông tin về 2 con tin nêu trên và gấp rút điều tra về tính xác thực của đoạn băng video đe dọa.
Haruna Yukawa là một trong những con tin bị IS bắt cóc đ̣i tiền chuộc.
Meg Wagner, cây bút của NYDailyNews cho rằng việc công khai đ̣i tiền chuộc có thể là dấu hiệu cho thấy nhóm cực đoan đang gặp khó khăn về tiền bạc.
Các chiến binh IS, vốn khét tiếng về bạo lực và tàn nhẫn, gần đây thả khoảng 200 con tin người Yazidi, phần lớn là người già. Động thái này có thể không xuất phát từ ḷng từ bi. Các quan chức Iraq cho rằng IS có thể đang thiếu tiền và chỉ đơn giản là không muốn phải tiêu tốn chi phí nuôi và giam giữ tù nhân.
IS kiểm soát vùng lănh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq. Chúng thu lợi nhờ bán dầu thô qua chợ đen. David Cohen, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng 10/2014 cho biết IS kiếm được một triệu USD một ngày bằng cách bán dầu thô từ các mỏ dầu nhóm này chiếm dụng khi chúng càn quét các vùng ở Iraq và Syria.
Tuy nhiên, nguồn thu nhập của chúng hiện giờ có thể đă suy giảm. Giá dầu thế giới giảm hơn một nửa so với tháng 6 năm ngoái, xuống mức 50 USD/ thùng. Các cuộc không kích của Mỹ vào các mỏ dầu chúng chiếm tại Syria và Iraq có thể đă làm giảm sản lượng dầu của nhóm.
Đây có thể là nguyên nhân khiến IS phải chuyển qua h́nh thức kiếm tiền khác, đó là bắt cóc đ̣i tiền chuộc, một phương thức kiếm tiền chóng vánh của các tổ chức khủng bố. CBS News hồi tháng 8 đưa tin một công ty Thụy Điển phải trả hơn 70.000 USD để cứu một nhân viên bị IS bắt cóc.
Trong 5 năm qua, các tổ chức cực đoan ở Trung Đông gồm IS và các nhóm khác thu về khoảng 125 triệu USD nhờ các vụ bắt cóc, New York Times hồi tháng 8 đưa tin. Những khoản tiền này đến chủ yếu từ các nước châu Âu, nơi chính quyền có chính sách linh hoạt hơn về việc đàm phán với khủng bố.
Hà Thanh (Tổng hợp)/Theo Khỏe & Đẹp