Có thể rút ra những bài học ǵ sau vụ thảm sát Charlie Hebdo - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Có thể rút ra những bài học ǵ sau vụ thảm sát Charlie Hebdo
“Chừng nào những người Hồi giáo chưa nhận ra những vấn nạn của chính họ, chưa hiểu ra rằng là những người như các biếm sĩ “Charlie Hebdo” đă dũng cảm chống lại những điều luật man rợ v́ chính họ, th́ thế giới Đạo Hồi c̣n phải sống chung với những kẻ cuồng tín quá khích mà chính họ là nạn nhân trực tiếp”.



Có thể rút ra những bài học ǵ sau vụ thảm sát “Charlie Hebdo”? - Ảnh: Bertrand Guay

Trong cuộc tranh luận rất “nóng” hiện tại xung quanh vụ thảm sát tại trụ sở báo “Charlie Hebdo”, nhiều người cho rằng tờ báo đă “đi quá”, nước Pháp cũng quá dễ dăi trong kiểm duyệt. Chứ ở các nước như Anh, Úc, Mỹ... th́ không có chuyện các biếm họa của “Charlie Hebdo” mô tả Đấng tiên tri Mohammad được xuất bản.

Xin được nhắc lại, ở đây đối tượng phản đối của các biếm họa “Charlie Hebdo” là Thánh luật Sharia, là Thánh Chiến Jihad cuồng tín, v.v... chứ họ không phản đối đạo Hồi chung chung. Các tín đồ đạo Hồi cuồng tín đă nhân danh Đấng tiên tri để áp dụng những luật lệ man rợ nhất lên con người trong ánh sáng văn minh của thế kỷ 21.

Ai đại diện cho những luật trên của đạo Hồi nếu không phải là Đấng tiên tri? Chính v́ vậy, “Charlie Hebdo” chọn cách đưa h́nh ảnh của Mohammad để chế giễu cho những thứ ngu xuẩn ác độc áp đặt lên con người là có lư do của họ.

Hơn thế nữa, như nhận định trong một bài viết, “Charlie Hebdo” “là một tạp chí châm biếm cánh tả theo chủ nghĩa tự do”, “ngay từ khi mới ra đời, tờ tuần báo đă chủ trương thực thi những quyền tự do cơ bản bằng cách phê phán tệ tham nhũng, chỉ trích sự bành trướng vô độ của nhà nước, cũng như sự thái quá của tôn giáo. Được coi là không biết nể nang bất cứ ai, ngay những tượng đài của nước Pháp cũng bị báo đưa ra làm mục tiêu chế giễu”.

V́ vậy không thể kết luận “Charlie Hebdo” chọn riêng đạo Hồi để kích động gây hận thù với người theo Hồi giáo. V́ tờ báo chỉ trích một cách công bằng các đạo giáo khác và các chủ đề khác, khi họ cảm thấy cần lên tiếng cho những giá trị của nền dân chủ Pháp.

Như trong phát biểu của chủ bút Charbonnier vào năm 2012: “Khi chúng tôi tấn công phe hữu khuynh cứng rắn Thiên Chúa giáo… không ai đề cập ǵ đến điều ấy trên báo chí. Làm như “Charlie Hebdo” có quyền chính thức được tấn công phe hữu cứng rắn Thiên Chúa giáo. Nhưng chúng tôi lại không được phép chế giễu những thành phần Hồi giáo cứng rắn. Đó là một luật lệ mới… nhưng chúng tôi sẽ không tuân thủ nó”.

Ngoài nội dung phê phán, có nhiều ư kiến bàn bàn về h́nh thức và mức độ phê phán, cho là “Charlie Hebdo” đă đi quá trong tự do ngôn luận. Đây là một nh́n nhận cảm tính, một khi pháp luật nước Pháp cho phép tờ báo hoạt động và họ thắng trong nhiều kiện để tiếp tục sáng tạo. Một nhà nước pháp quyền là một nhà nước văn minh. Phán xét của ṭa án Pháp cần được xem xét như thước đo pháp lư cho sự tồn tại của tờ báo và các tranh châm biếm trên đất Pháp.

Châm biếm là truyền thống của người Pháp từ thế kỷ 11 và chẳng có ai được miễn trừ, dù đó có là vua chúa, giáo hoàng hay lănh đạo Đại Cách mạng. Xă hội Pháp từ thế kỷ Ánh sáng và thời Đại Cách mạng đă có thái độ liên tục chất vấn những hiện tượng xă hội. Và có lẽ mà v́ thế nước Pháp đă tiến một bước dài trong dân chủ và tự do ngôn luận. Nói theo ư nhiều người hiện nay là đừng châm biếm nữa, là đi ngược với tinh thần người Pháp.

Điều cần nói ở đây c̣n là vấn đề dân nhập cư sang sống ở Paris. Liệu dân nhập cư được Paris và nước Pháp bao bọc v́ những giá trị nhân đạo họ hằng theo đuổi, lại có thể bắt cả nước Pháp, cả Paris phải bỏ đi nét văn hóa truyền thống của ḿnh, không được xuất bản biếm họa có h́nh Đấng tiên tri? Vậy th́ “nhập gia tuỳ tục” hay là ngược lại?

Chắc chắn các đảng phái sở tại sẽ lập tức đưa ra những chính sách phản ánh quan điểm của ḿnh trong vấn đề này. Cực hữu ở Châu Âu lớn tiếng nhân vụ việc “Charlie Hebdo” là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên cái văn minh của Châu Âu là sự cân bằng của hai phe tả và hữu qua bầu cử trung thực. Cho nên cứ để phiếu bầu nói lên chính kiến cuối cùng của người dân. Câu hỏi về tự do, dân chủ của người Pháp sẽ chỉ có thể được quyết định bằng lá phiếu bầu của chính những công dân Pháp.

Điều cần thay đổi để tốt lên là những người có trách nhiệm trong chính phủ Pháp về vấn đề nhập cư, chịu trách nhiệm về giáo dục, phải cố gắng hơn nữa trong tiến tŕnh giúp đỡ những người nhập cư ḥa đồng với văn hóa bản xứ, những trung tâm tư vấn về giáo dục phải làm việc tốt hơn nữa để hỗ trợ cộng đồng nhập cư, nhất cho thanh thiếu niên, nhóm này dễ bất măn và dễ bị các nhóm quá khích lợi dụng.

Phải quan hệ chặt chẽ hơn nữa với những người đứng đầu các tôn giáo ở mỗi khu dân cư, để có thể có những biện pháp an ninh pḥng ngừa ngăn chặn, hơn là xử lư khủng hoảng. Chứ không phải là làm ngược lại, ban hành những biện pháp cấm đoán về báo chí và truyền thông, hoặc ngả sang quan điểm cực hữu là cấm cửa nhập cư.

Nếu so sánh với Úc, có thể thấy truyền thống báo chí Úc không có các ấn phẩm Cartoon Print kiểu này, có lẽ v́ cái hài hước châm biếm người Úc giản đơn hơn, cách diễn đạt sự hài hước cũng khác. Tuy nhiên, trong vấn đề này, người Úc hoàn toàn ủng hộ kiểu tự do theo truyền thống và đặc thù của người Pháp. Ngay sau vụ khủng bố, hàng loạt các báo lớn ở Úc đăng bài kêu gọi tự do hơn nữa, phản đối kiểm duyệt, như sự khẳng định việc đoàn kết với “Charlie Hebdo” trong tự do ngôn luận, tự do biểu đạt.

Nước Úc cũng có chính sách thân thiện hơn với cái khăn choàng đầu so với Pháp. Phụ nữ đạo Hồi có quyền đội khăn ở công sở làm việc hay trong trường học. Trong công sở, nếu lănh đạo vin vào cớ khăn choàng đầu không phải là đồng phục để không cho phép nhân viên theo Hồi giáo đội khăn th́ đó là sự vi phạm luật chống phân biệt đối xử.

Nhưng nói như thế là không có nghĩa Úc không cứng rắn khi bị động chạm một cách thô bạo. Ví dụ họ phản ứng rất mạnh mẽ khi một giáo sĩ đạo Hồi Sheik Hilali giảng giải cho năm trăm tín đồ về vấn đề tội phạm tấn công t́nh dục, rằng phụ nữ không choàng khăn che đầu là hở hang như “uncovered meat”. Cụ thể, ông ta ví phụ nữ không choàng khăn th́ hở hang kiểu như “mỡ để miệng mèo” (*).

Và kết luận nếu “con mèo” ăn miếng mỡ, th́ “miếng mỡ có tội”, chứ không phải “con mèo”, có nghĩa là phụ nữ không choàng khăn là hở hang, như thế là khiêu khích đàn ông, làm đàn ông phạm tội. Cộng đồng Hồi giáo ở Sydney đă lên tiếng kịch liệt phản đối Sheik Hilali.

Các bạn ở Pháp có thế bắt chước làm hệt như Úc. Nhưng việc đó không đồng nhất với việc các bạn sẽ được các nhóm quá khích mang danh tôn giáo tha mạng. Vụ tấn công, bắt cóc người ở Lindt Cafe mới diễn ra ở Úc thể hiện điều này. Tay súng Hồi giáo quá khích bắt giữ con tin, mặc dầu những con tin này chẳng gây bất ḥa ǵ. Hắn chọn đối tượng một cách ngẫu nhiên.

Ở Pháp, khi “Charlie Hebdo” đi tiên phong, chống lại cái xấu xa tồi tệ của đủ loại đạo giáo, các vấn đề chính trị xă hội th́ họ bị chọn là mục tiêu của những kẻ theo đạo hồi quá khích. Điểmn khác biệt, tờ báo là nạn nhân được lựa chọn kỹ càng, chứ không phải ngẫu nhiên mà thôi.

Người Anh lạnh lùng và cẩn trọng vẫn bị đánh bom ở tầu điện ngầm.

Và c̣n muôn vàn các vụ đánh bom giết hại người vô tội, giết hại trẻ em ở các trường học ở ngay những nước Đạo Hồi thống trị, mà có lẽ chỉ cần liệt kê tên thôi, đă tốn cả trang giấy.

Nghĩa là c̣n IS, Al Qaeda, Boko Haram, c̣n Thánh Chiến th́ c̣n máu đổ.

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây đối với những tín đồ Hồi giáo chân chính là các bạn đă làm những ǵ? Và đă làm đủ chưa để ngăn chặn những kẻ cuồng tín quá khích, đang nhân danh Đấng tiên tri phá hoại đạo Hồi từ bên trong? Hay thay v́ lên án khủng bố, các bạn lại đặt ngược vấn đề, rằng “Charlie Hebdo” phải có lỗi ǵ th́ mới bị giết chứ?

“Charlie Hebdo”, sau sự kiện đau ḷng, đă khẳng định ḿnh tiếp tục sống với sự ủng hộ của hơn bốn triệu người biểu t́nh thể hiện sự đồng cảm với tờ báo, với tự do ngôn luận. Các hoạ sĩ sống sót của tờ báo nén những ngổn ngang xúc động trong ḷng, chung tay cho ra đời ấn phẩm mới nhất với h́nh Đấng tiên tri nước mắt rơi, tay cầm thông điệp “Je suis Charlie”, ngay trong trang đầu.

Để đón tiếp số báo mới này, những tín đồ đạo Hồi ở nhiều nước đă biểu t́nh, thể hiện sự phẫn nộ và dẫn đến những cuộc đụng độ bạo lực.

Sự phản đối này chứng tỏ ở nhiều nơi, người Hồi giao chưa, hoặc có lẽ không nhận ra là “Charlie Hebdo” chỉ lên án những luật lệ man rợ do những kẻ quá khích áp dụng lên con người. Thay v́ bất b́nh là phải sống và tuân thủ những đạo luật man rợ trên, họ lại xuống đường bạo lực về mấy tranh biếm họa.

Ngay trong cùng thời gian xảy ra vụ khủng bố ở Paris, tại Nigeria, hai ngàn dân lành đă chết dưới tay khủng bố Boko Hara. Những tímn đồ Hồi giáo chân chính nghĩ ǵ? Họ không thấy cần phản đối Boko Haram, và hai ngàn người chết không đủ để họ xuống đường, và mấy cái tranh biếm họa quan trọng hơn chăng?

Chừng nào những người Hồi giáo chưa nhận ra những vấn nạn của chính họ, chưa hiểu ra rằng là những người như các biếm sĩ “Charlie Hebdo” đă dũng cảm chống lại những điều luật man rợ v́ chính họ, th́ thế giới Đạo Hồi c̣n phải sống chung với những kẻ cuồng tín quá khích mà chính họ là nạn nhân trực tiếp.

Liệu phản đối “Charlie Hebdo” có phải là tiếng nói đồng tâm của tất cả các tín đồ đạo Hồi?

Chả nhẽ Đấng tiên tri Mohammad không được quyền nhỏ lệ khi nhiều mạng người đổ máu chỉ v́ họ dám cầm bút phản ánh tội ác của những kẻ cuồng tín, nhân danh Ngài áp dụng những luật lệ man rợ lên con người?

Cầm trên tay mẩu giấy “Je suis Charlie”, có lẽ Ngài muốn nói với những kẻ cuồng tín rằng: đừng nhân danh Ngài làm những điều ngu xuẩn độc ác, hăy để cho Ngài nói lên tiếng nói của chính bản thân ḿnh! Đơn giản, thế thôi!

(*) “If you take out uncovered meat and place it outside on the street, or in the garden or in the park, or in the backyard without a cover, and the cats come and eat it… whose fault is it - the cats or the uncovered meat? “The uncovered meat is the problem”.

Phương Lan, từ Sydney (Úc)
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 01-19-2015
Reputation: 580393


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 25,005
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hale.jpg
Views:	0
Size:	195.7 KB
ID:	731636
Gibbs_is_offline
Thanks: 27,334
Thanked 17,309 Times in 7,560 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 691 Post(s)
Rep Power: 73 Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
dzuca (01-19-2015)
Old 01-19-2015   #2
dzuca
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
dzuca's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 4,914
Thanks: 4,233
Thanked 1,123 Times in 706 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 234 Post(s)
Rep Power: 22
dzuca Reputation Uy Tín Level 6
dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6dzuca Reputation Uy Tín Level 6
Default

quá hay quá đúng
dzuca_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:13.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07051 seconds with 14 queries