Vụ khiêu khích xẩy ra hồi giữa tháng, nhưng đến hôm qua, 30/12/2014 mới được tiết lộ. Theo báo chí Nhật Bản, lần đầu tiên từ năm 2012, khi nổ ra căng thẳng Trung-Nhật do tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hai chiến hạm Trung Quốc đă tiến vào khu vực chỉ cách quần đảo Senkaku 70 km, một vị trí gần nhất từ trước đến nay.
Theo nhật báo Ashahi Shimbun, Hải quân Nhật Bản thẩm định là việc tàu chiến của Hải quân Trung Quốc áp sát hơn vùng hải phận Nhật Bản là một hành vi phô trương và khiêu khích. Hải quân Nhật đă lập tức phái tàu của ḿnh đến tận nơi để giám sát.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nguồn gốc căng thẳng hoảng ngoại giao
Trung Nhật. Ảnh:REUTERS/YOMIURI SHIMBUN
Vùng biển mà chiến hạm Trung Quốc tiến vào vẫn thuộc phạm vi hải phận quốc tế, do đó hoàn toàn hợp pháp. Có điều là khu vực đó chỉ cách vùng tiếp giáp lănh hải của Nhật Bản 27 km. Trong vùng tiếp giáp lănh hải này, chính quyền Nhật hoàn toàn có quyền đ̣i tàu nước ngoài thực hiện các thủ tục hành chính, chẳng hạn như thủ tục hải quan và kiểm soát nhập cư.
Động thái tiến gần đến vùng lănh hải quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của chiến hạm Trung Quốc c̣n làm dấy lên mối lo ngại rằng xung đột vơ trang bùng lên. Theo phía Nhật Bản, hai chiếc tàu Trung Quốc thuộc Hạm đội Đông Hải, một chiếc là khu trục hạm lớp Sovremennyy-class có lượng giăn nước 7.940 tấn và một hộ tống hạm nhỏ hơn lớp Giang vệ (Jiangwei), lượng giăn nước 2.392 tấn.
Căng thẳng trong khu vực biển Hoa Đông đă tăng hẳn lên sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo thuộc quần đảo Senkaku vào tháng Chín năm 2012. Kể từ đó, các tàu phi quân sự của Trung Quốc thuộc lực lượng hải giám, sau đó đổi tên thành hải cảnh, vẫn liên tục thâm nhập vào bên trong vùng lănh hải 12 km chung quanh quần đảo.
Chính quyền Trung Quốc cũng đă gửi chiến hạm của Hải quân tới khu vực xung quanh quần đảo Senkaku, các chiếc tàu chiến này không bao giờ đến gần các ḥn đảo. Hai chiến hạm Trung Quốc kể trên hiện diện thường trực ở phía bắc Senkaku/Điếu Ngư, nhưng cách đấy khoảng 200 km.
Trọng Nghĩa, rfi