Trung Quốc vừa có thêm một bước đi mới trong việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản khi chính thức cho ra mắt trang web giới thiệu về quần đảo không có người ở này.
Trang web có địa chỉ
www.diaoyudao.org.cn, được Cơ quan thông tin và dữ liệu biển quốc gia Trung Quốc chính thức công bố ngày 30/12.
Trang web của Trung Quốc về đảo tranh chấp với Nhật Bản.
Trang web được thiết kế trên h́nh nền cờ Trung Quốc và đăng tải nhiều tài liệu pháp lư cũng như bản đồ có niên đại từ năm 1403, thời điểm lần đầu tiên Bắc Kinh ra tuyên bố bằng văn bản về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Khi đó, văn bản này được viết bằng tiếng Quan thoại.
“Xét cả trên phương diện lịch sử lẫn pháp lư, các tài liệu trên trang web cung cấp bằng chứng rơ ràng cho thấy quần đảo Điếu Ngư là lănh thổ cố hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”, hăng tin Xinhua viết.
Trước mắt, trang web được thể hiện hoàn toàn bằng tiếng Trung và sẽ được chuyển sang ít nhất 7 thứ tiếng khác, trong đó có tiếng Nhật.
Trước đó, trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng có phần riêng nói về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bằng 12 thứ tiếng.
“Rơ ràng quần đảo Senkaku là phần lănh thổ cố hữu của Nhật Bản xét cả về các bằng chứng lịch sử cũng như trên cơ sở luật pháp quốc tế”, tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh.
Động thái mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến cho tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng xấu đi.
Thông tin về việc Trung Quốc cho ra mắt trang web riêng về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku xuất hiện trong bối cảnh 3 tàu hải giám Trung Quốc vừa kết thúc chuyến tuần tra ở vùng biển quanh quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Trong vài năm gần đây, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đă bị đẩy xuống mức thấp nhất do những tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là quần thể 5 đảo không có người ở trên biển Hoa Đông, hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng đ̣i có chủ quyền.
Tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă có cuộc gặp "phá băng" hiếm hoi bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái B́nh Dương (APEC) ở Bắc Kinh.
Tuy nhiên, những căng thẳng biển đảo vẫn là rào cản không thể vượt qua giữa hai nước khi chỉ hai tuần sau cuộc gặp, Trung Quốc đă cử các tàu hải giám nối lại các chuyến tuần tra ra vùng biển tranh chấp.
Theo AFP