Tổng thống Vladimir Putin không hề có ư định nhượng bộ phương Tây, bất chấp sức ép từ cấm vận và khủng hoảng kinh tế.
Tổng thống Putin thị sát một cuộc tập trận của quân đội Nga ở vùng Leningrad - Ảnh: AFP
Giới quan sát nhận định học thuyết quân sự mới của Nga cho thấy Tổng thống Vladimir Putin không hề có ư định nhượng bộ phương Tây, bất chấp sức ép từ cấm vận và khủng hoảng kinh tế.
Theo Itar-Tass, học thuyết quân sự vừa được ông Putin phê chuẩn khẳng định NATO là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất đối với nước Nga. Tài liệu này mô tả việc NATO mở rộng hạ tầng quân sự tại Đông Âu, ngay sát biên giới Nga là “vi phạm luật pháp quốc tế”.
Điện Kremlin lên án những hành vi đi ngược lại luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lănh thổ của các quốc gia là mối đe dọa với “ḥa b́nh, an ninh quốc tế, sự ổn định trong khu vực và trên thế giới”.
Không chỉ đích danh Ukraine, nhưng học thuyết quân sự Nga nhấn mạnh hiện tượng lật đổ chế độ ở các quốc gia láng giềng, lập chính phủ mới với chính sách chống Nga cũng là mối đe dọa lớn đối với Matxcơva.
Tuần trước, điện Kremlin mô tả NATO đang t́m cách biến Ukraine thành “tiền phương quân sự” để đối phó với Nga. Mới đây, chính quyền Kiev đă hủy bỏ quy chế trung lập nhằm theo đuổi mục tiêu trở thành thành viên NATO.
Học thuyết quân sự Nga đánh giá hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ và NATO là nguy cơ sát sườn bởi nó làm suy giảm năng lực hạt nhân của Matxcơva.
Trong vài năm qua, Washington và các nước đồng minh đă liên tục mở rộng lá chắn tên lửa với mục tiêu công khai ngăn chặn nguy cơ tên lửa từ Iran và CHDCND Triều Tiên. Hồi đầu tháng, Nga đưa tên lửa Iskander tới Kaliningrad, ngay cạnh các nước thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania, nhưng sau đó rút đi.
Matxcơva từng cảnh báo sẽ triển khai vĩnh viễn tên lửa Iskander ở Kaliningrad để đối phó với lá chắn tên lửa của NATO. Tên lửa Iskander có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, nhắm bắn chính xác các mục tiêu ở khoảng cách 480km.
Trong học thuyết quân sự mới, điện Kremlin cũng cho biết sẽ triển khai vũ khí hạt nhân để giáng trả hành vi sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Nga và các nước đồng minh. Thậm chí Matxcơva sẽ dùng vũ khí hạt nhân nếu đối mặt với một cuộc xâm lăng bằng vũ khí thông thường “đe dọa sự tồn tại của nước Nga”.
Học thuyết mới nhắc đến việc sử dụng các loại vũ khí thông thường có độ chính xác cao. Báo CS Monitor dẫn lời nhà phân tích quốc pḥng Alexander Konovalov ở Matxcơva cho rằng có thể tài liệu này muốn nói đến các loại vũ khí mới mà Nga đang âm thầm phát triển.
Học thuyết cũng cảnh báo những nỗ lực làm xói ṃn “các truyền thống lịch sử, tinh thần và ḷng yêu nước khi bảo vệ tổ quốc”, đặc biệt trong thanh niên Nga, và nhấn mạnh Nga sẽ bảo vệ các lợi ích tại Bắc cực.
Các nhà quan sát nhận định những ngôn từ mạnh mẽ trong học thuyết quân sự mới của Nga cho thấy Tổng thống Putin không hề có ư định lùi bước, bất chấp sức ép của các biện pháp cấm vận và giá dầu giảm đang đè nặng lên nền kinh tế Nga.
VOA dẫn lời chuyên gia Karl Altau thuộc Ủy ban quốc gia Mỹ - Baltic chỉ trích ông Putin “tiếp tục con đường tự cô lập”. Báo Financial Times dẫn lời một quan chức quân sự phương Tây đánh giá học thuyết này đă mô tả rơ ràng đối thủ của Nga.
Mới đây, Nhà Trắng tuyên bố đang nghiên cứu học thuyết quân sự mới của Nga. Trong khi đó, một người phát ngôn NATO tuyên bố tổ chức này không phải là mối đe dọa đối với Nga hay bất kỳ nước nào.
“Mọi bước đi của NATO nhằm đảm bảo an ninh các nước thành viên về bản chất là mang tính pḥng vệ và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Chính các hành động của Nga, bao gồm tại Ukraine, đă xâm phạm luật pháp quốc tế và ảnh hưởng đến an ninh châu Âu” - người phát ngôn này khẳng định.
VietSNⒸ sưu tập