Với học thuyết quân sự mới, Moscow muốn thể hiện nước này sẵn sàng cứng rắn hơn để phản ứng với điều Kremlin nhận định là nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm cô lập và làm suy yếu Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp hôm 26/12. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua kư một học thuyết quân sự mới, cho rằng "sự củng cố tiềm lực quân sự của NATO" và "việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đến gần biên giới Nga" là mối đe dọa quân sự hàng đầu với Moscow.
Học thuyết nhấn mạnh rằng việc lực lượng nước ngoài triển khai quân trên lănh thổ các nước láng giềng của Nga có thể nhằm "gây áp lực về chính trị và quân sự".
Theo Financial Times, đây cũng là lần đầu tiên Nga nhận định những "công ty quân sự tư nhân của nước ngoài, giáp biên giới Liên bang Nga và các đồng minh" là mối nguy hiểm quân sự. Trước đó, Moscow từng tuyên bố các công ty an ninh của Mỹ đă tham gia xúi giục phong trào vũ trang ở Ukraine và giúp Kiev chiến đấu chống phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.
Lănh đạo cuối cùng của Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev ủng hộ mạnh mẽ lập trường của Kremlin trong căng thẳng với phương Tây. Ông Gorbachev hôm qua phát biểu rằng các động thái của Nga chỉ là phản ứng với các bước đi của Mỹ và NATO.
Phản ứng của phương Tây
Theo Sputniknews, một quan chức Nhà Trắng cho biết Mỹ đang xem xét học thuyết quân sự mới của Nga và sẵn sàng phối hợp với Moscow để đề pḥng xung đột. "Chúng tôi đă biết về học thuyết mới của Nga và đang xem xét nó. Giống như Nga, chúng tôi cũng mong muốn tránh xảy ra xung đột, và hy vọng đạt được điều đó bằng cách phối hợp cùng nhau tại các diễn đàn quốc tế, về các vấn đề hai nước cùng quan tâm, ví dụ như chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực hay sự gia tăng của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt", quan chức này nói.
Oana Lungescu, phát ngôn viên của NATO cho biết "NATO không đe dọa Nga hay bất kỳ quốc gia nào. Tất cả các biện pháp NATO thực hiện để đảm bảo an ninh cho các nước thành viên rơ ràng chỉ mang tính chất pḥng thủ và phù hợp với luật pháp quốc tế".
"Trong thực tế, chính các hành vi của Nga, bao gồm cả ở Ukraine, mới là các động thái vi phạm luật pháp quốc tế và phá hoại an ninh châu Âu", bà Lungescu nói.
"NATO sẽ tiếp tục t́m kiếm một mối quan hệ mang tính xây dựng với Nga, như chúng ta đă làm trong hơn hai thập kỷ qua. Nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra khi Nga tuân thủ luật pháp và nguyên tắc quốc tế", bà nói.
Sẵn sàng chiến đấu
NATO hồi năm 2010 thông qua tài liệu gọi là Khái niệm Chiến lược, nêu rơ h́nh thức "răn đe bằng vũ khí hạt nhân kết hợp cùng vũ khí thông thường" vẫn là yếu tố cốt lơi trong chiến lược tổng thể của NATO. Tuy nhiên, tài liệu này không nêu rơ quốc gia mà liên minh có thể nhắm tới.
Trong học thuyết mới của ḿnh, Nga nêu rơ nước này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa, nếu các nước khác dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc vũ khí thông thường chống lại Nga và các đồng minh.
Với học thuyết này, Nga lần đầu tiên tuyên bố sẽ sử dụng vũ khí thường có độ chính xác cao "như một biện pháp răn đe chiến lược". Tài liệu này không giải thích rơ Moscow sẽ sử dụng những vũ khí như vậy trong trường hợp nào.
Các loại vũ khí thường có độ chính xác cao gồm tên lửa đất đối đất, tên lửa hành tŕnh phóng từ trên không và tàu ngầm, bom dẫn đường và đạn pháo.
Nga phụ thuộc rất nhiều vào kho vũ khí hạt nhân của ḿnh và tụt hậu xa so với Mỹ cùng các đồng minh NATO trong việc phát triển các loại vũ khí thông thường có độ chính xác cao. Tuy nhiên, Moscow gần đây đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự, mua nhiều vũ khí mới, tăng cường tập trận quân sự và tuần tra trên vùng Baltic.
Theo AP, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có thể thách thức chương tŕnh hiện đại hóa vũ khí đầy tham vọng của Nga, đó là phát triển các tên lửa đạn đạo liên lục địa có đầu hạt nhân, xây dựng tàu ngầm hạt nhân và hiện đại hóa kho vũ khí thông thường của Nga. Tuy nhiên, Nga cho đến nay dường như không có ư định rút gọn quy mô.
Nga hồi đầu tháng này phô diễn sức mạnh bằng cách chuyển tên lửa Iskander tối tân đến Kaliningrad, giáp biên giới Ba Lan và Lithuania. Những tên lửa này được đưa trở về căn cứ sau cuộc tập trận, nhưng việc triển khai rơ ràng nhằm chứng minh sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội nếu khủng hoảng nổ ra.
Nga đe dọa sẽ cài đặt cố định tên lửa Iskander, có thể bắn trúng mục tiêu cách tới 480 km với độ chính xác cao, để trả đũa cho chương tŕnh pḥng thủ tên lửa của NATO do Mỹ khởi xướng. Moscow hôm qua thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars từ bệ phóng Plesetsk ở phía tây bắc nước này.
Nga đặc biệt quan tâm đến Chương tŕnh Tấn công Chớp nhoáng Toàn cầu mà Mỹ đang phát triển, có khả năng tấn công các mục tiêu ở mọi nơi trên thế giới, chỉ trong vài giờ với độ chính xác rất cao. Học thuyết mới cho rằng chương tŕnh của Mỹ là một yếu tố gây mất ổn định và là mối đe dọa chính.
Các quan chức Nga cho biết Moscow đang triển khai để đưa ra phản ứng với các loại vũ khí mới của Mỹ, nhưng không cung cấp chi tiết cụ thể.
Alexander Konovalov, một chuyên gia quân sự độc lập tại Moscow, cho biết việc học thuyết đề cập đến sử dụng vũ khí thông thường có độ chính xác cao như một biện pháp "răn đe mang tính chiến lược" nghe có vẻ mơ hồ, nhưng có thể là một ám chỉ đến những vũ khí mới.
"Nga có thể đang phát triển hệ thống vũ khí mới, khiến NATO không thể lên kế hoạch tấn công phủ đầu bất ngờ, v́ liên minh sẽ nhận phải một sự trả đũa mạnh mẽ", ông nói. "Nó sẽ cho phép Nga thể hiện sự cứng rắn với đối phương mà không cần sử dụng các đầu đạn hạt nhân".
Phương Vũ