Sự cố mất mạng liên tiếp của Triều Tiên làm dấy lên nghi ngờ đây có thể là động thái trả đũa của Mỹ hoặc là sự bất b́nh từ Trung Quốc và cũng có khả năng là cuộc tấn công của một nhóm tin tặc nào đó.
Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sử dụng máy tính trong một bức ảnh được công bố vào hồi tháng 4. Ảnh: KCNA
Triều Tiên trong hai ngày gần đây liên tiếp gặp sự cố mất Internet. Trong thế giới "âm u" của an ninh mạng, các chuyên gia cho rằng có một số kịch bản hợp lư để giải thích lư do Triều Tiên đột ngột gặp sự cố và liệt kê những bên bị nghi đứng sau sự cố này.
Mỹ
Trong khi một số người nhanh chóng liên hệ giữa sự cố kết nối của B́nh Nhưỡng với cam kết trả đũa vụ tấn công mạng vào hăng Sony của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhiều nhà phân tích không tin tưởng vào giả thiết này.
"Điều này khó có thể xảy ra, v́ chúng ta không thể ra quyết định nhanh đến như vậy", chuyên gia mạng James Lewis, một thành viên cao cấp của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tại Mỹ, nhận định.
Washington đă yêu cầu sự giúp đỡ từ Bắc Kinh, một đồng minh của B́nh Nhưỡng, nhằm kiểm soát hoạt động mạng của Triều Tiên. V́ vậy, gây gián đoạn các dịch vụ Internet có liên quan đến Trung Quốc không phải là điều hợp lư, ông nói với AFP.
Nếu đây thực sự là một cuộc tấn công th́ nó cũng không quá tinh vi, ông Doug Madory, Giám đốc Phân tích Internet của Dyn Research, công ty giám sát mạng của Mỹ đầu tiên phát hiện ra vấn đề Internet của B́nh Nhưỡng, cho biết
"Chúng tôi không có bằng chứng rơ ràng rằng đây là một cuộc tấn công mạng, nhưng sự cố xảy ra khá phù hợp với giả thiết đó. Do kỹ thuật tấn công không quá tinh vi, số lượng người tham gia vào vụ việc này có thể rất lớn", ông nói.
"Nếu một quốc gia như Mỹ muốn trả đũa Triều Tiên, tôi không chắc họ sẽ mất 12 giờ đồng hồ", ông nói.
Chính quyền Obama hiện vẫn né tránh các câu hỏi và từ chối công khai các biện pháp mà Washington tính sử dụng để đáp trả B́nh Nhưỡng.
Trung Quốc
Bắc Kinh là một trong những cái tên có trong danh sách bị nghi ngờ đứng sau vụ sập mạng Triều Tiêu. B́nh Nhưỡng chỉ có kết nối đến bốn mạng lưới Internet và tất cả đều chạy qua Trung Quốc, được vận hành bởi một nhà cung cấp duy nhất, China Unicom.
"Đây là một t́nh thế khá bất lợi", Jim Cowie, một nhà khoa học của Dyn Research nhận định.
Trung Quốc ngày càng thất vọng bởi một số động thái của lănh đạo Triều Tiên, Kim Jong-Un. Một hành vi đơn giản là rút đầu nối cáp mạng sẽ giúp Bắc Kinh gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về sự bất b́nh của ḿnh. Đồng thời, Trung Quốc cũng có thể củng cố mối quan hệ với Mỹ khi Washington đă truy tố năm cán bộ quân đội Trung Quốc xâm nhập vào các công ty Mỹ để ăn cắp bí mật thương mại.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân vụ việc chỉ đơn giản là đầu nối cáp mạng bị rút th́ nó sẽ không gây ra sự cố chập chờn kéo dài "hàng giờ đồng hồ", dấu hiệu ban đầu của vụ sập mạng.
Nội bộ Triều Tiên
Nhà phân tích của CSIS Lewis tin rằng giả thiết có lư nhất là Triều Tiên đă "vô t́nh làm điều này, hoặc nhiều khả năng đang rà soát lại hệ thống mạng" để t́m hiểu xem Mỹ đă lần ra dấu vết và phát hiện B́nh Nhưỡng có liên quan đến vụ tấn công Sony như thế nào.
"Dấu hiệu kết nối chập chờn, sau đó là mất mạng hoàn toàn, giống như trạng thái khi một mạng lưới yếu bị tấn công từ bên ngoài", Cowie nói. "Nhưng nó cũng phù hợp với những nguyên nhân phổ biến hơn, chẳng hạn như vấn đề về nguồn điện", ông lập luận và lấy dẫn chứng về trường hợp đứt cáp quang.
Các nhóm tin tặc
Một giả thuyết khác đặt ra là các nhóm tin tặc có thể đă tiến hành tấn công. Điều này có lư v́ Triều Tiên từng là mục tiêu của nhóm Anonymous trong quá khứ, theo ông Lewis.
"Vụ việc hoàn toàn có thể là hành vi phá hoại", Madory cho biết và nói thêm rằng các mạng lưới của Triều Tiên dường như bị "tấn công dồn ép". Chúng đă cố gắng chống chịu nhưng sau đó vẫn bị đánh sập.
Các quốc gia cũng có có thể tấn công mạng chống lại các nước khác. Triều Tiên được cho là đă thực hiện 5 cuộc tấn công mạng vào Hàn Quốc. Vụ việc nghiêm trọng nhất được gọi là "Seoul đen tối", với một loạt vụ xâm nhập vào mạng lưới của các ngân hàng và các công ty truyền thông Hàn Quốc năm 2013.
Mỹ và Israel được cho là đă phát triển chương tŕnh phần mềm độc hại Stuxnet vào năm 2009. Đây là một loại sâu máy tính dùng để phá hoại nỗ lực chế tạo bom hạt nhân của Iran.
Theo ông Lewis, ít nhất 7 quốc gia bị cho là đă thực hiện các cuộc tấn công mạng gồm Anh, Trung Quốc, Israel, Iran, Triều Tiên, Nga và Mỹ. Ngoài ra, hơn một chục quốc gia được cho là đang cố gắng phát triển khả năng tấn công mạng.
Tiếng nói của luật pháp quốc tế
Một khuôn khổ pháp lư quốc tế về chiến tranh mạng hiện đang được đàm phán thông qua Ủy ban Thứ nhất của Liên Hợp Quốc, nơi giải quyết các vấn đề giải trừ quân bị và các mối đe dọa đến ḥa b́nh quốc tế.
"Có một thỏa thuận rằng luật pháp quốc tế cần được áp dụng với các trường hợp này, nhưng quy định hiện chưa rơ ràng. Ví dụ như việc sử dụng vũ lực bị cấm, nhưng việc tẩy xóa dữ liệu th́ sao?", ông Lewis nói.
Trớ trêu thay, vụ tấn công vào Sony lại có thể là đ̣n bẩy, cung cấp dữ liệu cho các nhà đàm phán định h́nh cuộc thảo luận về khuôn khổ pháp lư nói trên.
Tuy nhiên, ông Madory cho rằng nếu Mỹ không liên quan đến vụ việc này, Washington nên tuyên bố rơ ràng, và tương tự, công ty China Unicom có thể chia sẻ dữ liệu của ḿnh để vén màn bí ẩn.
Phương Vũ (Theo AFP)