Bản báo cáo này chỉ ra ‘những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ’ từ các công ty này. Uỷ ban đề nghị tất cả các hoạt động sáp nhập và thâu tóm bởi những công ty này phải bị ngăn chặn ở Mỹ và những linh kiện do hai công ty này sản xuất phải được loại bỏ khỏi hệ thống của chính phủ. Các công ty Mỹ được khuyến khích mạnh mẽ để t́m kiếm các nhà cung cấp khác ngoài hai công ty của Trung Quốc này.
Huawei là một công ty viễn thông lớn của Trung Quốc nhưng lại không thể nào xâm nhập vào được thị trường Hoa Kỳ. Photo Courtesy: tinysilentpc.se
Hồi giữa tháng 11, công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei đă mời các giám đốc điều hành của các hăng viễn thông từ hơn 170 quốc gia trên thế giới. Những chuyên gia này được mời đến tham dự một diễn đàn kéo dài hai ngày có tên gọi Global Mobie Broadband Forum. Có khoảng 400 công ty đă tham gia vào diễn đàn này, nhưng trong số đó không hề có sự hiện diện của một công ty Mỹ nào. Điều đó cho thấy những thách thức mà Huawei sẽ phải đối mặt nếu muốn mở rộng hoạt động ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để Huawei có thể thoát ra khỏi cái bóng của chính phủ Trung Quốc và xâm nhập vào thị trường viễn thông lớn nhất thế giới?
Huawei đă từng trả lời rằng nó chỉ ở mức ổn nếu không có thị trường Mỹ. Trong năm ngoái, lợi nhuận của công ty này đă đạt 3.5 tỷ Mỹ Kim với tổng doanh thu 39.5 tỷ Mỹ Kim. Trong khi đó phần lớn doanh số bán hàng đến từ các nhà mạng điện thoại. Trong lĩnh vực tiêu dùng của smartphone, Huawei đă phải chật vật để tranh vị trí thứ ba với các công ty Trung Quốc khác như Xiaomi và Lenovo. Đứng đầu là Samsung và Apple.
Có thể thấy rằng Huawei có thể làm tốt hơn nữa nếu nó có thể truy cập vào thị trường Mỹ: doanh thu từ thị trường Mỹ của Huawei trong năm ngoái chỉ khoảng 876 triệu Mỹ Kim, chiếm 2.2% tổng doanh thu. Joe Kelly, người đứng đầu về các vấn đề truyền thông quốc tế của Huawei nói:
“Huawei chỉ đang xâm nhập vào được 70% thị trường của thế giới, 30% c̣n lại chính là thị trường Hoa Kỳ.”
Nguyên nhân khiến Huawei không thể nào vào nổi thị trường Mỹ chính là v́ Washington luôn tin rằng công ty này có mối quan hệ bí mật với chính phủ Trung Quốc, và nghi ngờ rằng các thiết bị của Huawei có chứa phần mềm gián điệp. Huawei đă phủ nhận cả hai cáo buộc nói trên.
Huawei tự mô tả nó như một công ty hoàn toàn riêng tư và độc lập, được thành lập vào năm 1987 tại Thẩm Quyến bởi Ren Zhengfei, một cựu kỹ sư quân đội. Hầu hết cổ phần của công ty được nắm giữ bởi các thành viên Trung Quốc (v́ người nước ngoài thường bị cấm nắm giữ cổ phần tại các công ty của Trung Quốc).
Một số nước phương Tây cho rằng Huawei có thể chứng minh mối quan hệ của nó với chính phủ Trung Quốc bằng cách niêm yết cổ phần của họ trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ hay châu Âu. Nhưng có lẽ điều này không có trong chiến lược của Huawei. Huawei cho rằng nếu làm như vậy chẳng khác nào nó tự sát, v́ sẽ khiến các khách hàng của nó bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ về phần mềm gián điệp và an ninh mạng. Hiện Hoa Kỳ không thể đưa ra bằng chứng cho những nghi ngờ của họ, nhưng nếu Huawei chứng minh th́ chẳng khác nào nó đang tự lấp liếm bí mật của ḿnh. William Plummer, phó chủ tịch của Huawei phụ trách những hoạt động đối ngoại tại Hoa Kỳ, nói:
“Hầu như tất cả các khách hàng đều tin dùng những thiết bị của chúng tôi mà không hề tỏ ra lo ngại và cũng chưa có chuyện đáng tiếc nào xảy ra. Điều này đă chứng minh cho sự trong sạch của chúng tôi.”
Mặc dù Huawei cũng mua các bộ phận thiết bị từ một số nhà cung cấp Mỹ và các công ty quốc tế khác, nhưng phần lớn nguồn linh kiện của nó xuất phát từ Trung Quốc. Ông Plummer nói:
“Tẩy chay một công ty chỉ v́ trụ sở địa lư của nó thật là vô lư.”
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất bày tỏ sự nghi ngờ về sản phẩm của Huawei. Trong năm 2012, chính phủ Úc cũng đă gạch tên của Huawei khỏi danh sách đấu thầu mạng băng thông rộng trị giá 38 tỷ Mỹ Kim của Úc v́ những lo ngại về an ninh mạng.
Tại Anh, nơi Bristish Telecom là một khách hàng của Huawei, hăng viễn thông Trung Quốc này đă thành lập một trung tâm đánh giá an ninh mạng để rà soát các thiết bị của nó trước khi lắp đặt. Mặc dù cuộc điều tra cho thấy các sản phẩm của Huawei không hề có ǵ bất thường, nhưng một cuộc tranh căi đă nổ ra khi thông tin những nhân viên làm việc tại trung tâm này là do Huawei trả lương. Hậu quả là Văn pḥng GCHQ của chính phủ Anh đă phải giám sát trung tâm này chặt chẽ hơn nữa.
Trên thực tế, chính phủ Hoa Kỳ không hề ban hành bất kỳ một lệnh cấm chính thức nào đối với Huawei. Nhưng bằng cách này hay cách khác, việc nói không với Huawei đă được Washington truyền đạt rất thành công đến các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Điển h́nh là trong năm 2010, khi hăng Sprint Nextel đang cân nhắc việc hợp tác với Huawei để nâng cấp mạng di động của ḿnh, Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke đă gọi cho giám đốc điều hành của Sprint là Dan Hesse để “truyền đạt một vài mối quan ngại sâu sắc từ các chuyên gia quốc pḥng và của các thành viên Quốc hội”. Chính Locke sau này đă nói với trang Bloomberg trong một bài phỏng vấn. Và sau cuộc nói chuyện đó, Huawei đă thua thầu một cách dễ dàng, mặc dù nó là nhà thầu đưa ra giá thấp nhất. Ông Plummer cho rằng chính sự ích kỷ của chính phủ đă cản trở những người tiêu dùng Mỹ tiếp cận với những cơ hội được sử dụng công nghệ cao cấp với mức giá thấp mà Huawei có thể cung cấp.
Hai năm sau khi vụ Sprint xảy ra, Ủy ban thường trực phụ trách t́nh báo của Hạ viện Mỹ - HPSCI (House Permanent Select Committee on Intelligence) đă ban hành một bản báo cáo điều tra về Huawei và ZTE (một công ty viễn thông khác của Trung Quốc). Bản báo cáo này chỉ ra ‘những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ’ từ các công ty này. Uỷ ban đề nghị tất cả các hoạt động sáp nhập và thâu tóm bởi những công ty này phải bị ngăn chặn ở Mỹ và những linh kiện do hai công ty này sản xuất phải được loại bỏ khỏi hệ thống của chính phủ. Các công ty Mỹ được khuyến khích mạnh mẽ để t́m kiếm các nhà cung cấp khác ngoài hai công ty của Trung Quốc này.
Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng nội dung của bản báo cáo này có ǵ đó mơ hồ và không trung thực. Và bản báo cáo dường như chỉ muốn tập trung vào ư kiến: Trung Quốc có các phương tiện, cơ hội và động cơ để sử dụng các công ty viễn thông cho mục đích không đứng đắn của chính phủ nhưng lại không đưa ra được bằng chứng cho những quy kết này.
Linh Lan (Theo LA Times)