Vào lúc B́nh Nhưỡng dọa thử nghiệm bom nguyên tử để trả đũa nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đ̣i đưa Bắc Triều Tiên ra trước Ṭa án H́nh sự Quốc tế v́ tội ác chống nhân loại, chuyên gia Viện nghiên cứu Mỹ Triều Tiên, thuộc Đại học Mỹ Johns Hopkins, vào hôm nay, 20/11/2014 tiết lộ : Dựa theo h́nh ảnh vệ tinh mới, Bắc Triều Tiên đă khởi động lại tiến tŕnh trích xuất plutonium từ chất thải của ḷ phản ứng hạt nhân Yongbyon.
Trên trang web 38 North của ḿnh, Viện Nghiên cứu Mỹ-Triều Tiên cho thấy h́nh ảnh hơi nước bốc lên từ nhà máy tái xử lư chất thải hạt nhân ở trung tâm Yongbyon. Theo các chuyên gia phân tích, đây là một dấu hiệu rơ ràng phản ánh tiến tŕnh bảo tŕ và thử lại máy móc trước khi bắt đầu công cuộc trích xuất.
Cơ sở hạt nhân Yongbyon trước khi phá bỏ tháp làm lạnh ngày
27/6/2008 theo yêu cầu của quốc tế. REUTERS/Kyodo
Cơ sở nói trên vốn được sử dụng để tái xử lư nguyên liệu hạt nhân dùng cho ḷ phản ứng 5 megawatt ở Yongbyon. Đây là nguồn cung cấp chính cho loại vũ khí hạt nhân dùng plutonium của Bắc Triều Tiên.
Các h́nh ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy ḷ phản ứng nói trên đă bị đóng cửa trong ṿng 10 tuần lễ, một thời hạn không b́nh thường v́ quá dài nếu chỉ đề bảo tŕ b́nh thường.
Các chuyên gia Đại học Johns Hopkins cho là c̣n quá sớm để đưa ra kết luận dứt khoát, nhưng việc đóng cửa ḷ phản ứng trong thời gian nói trên có thể cho phép lấy ra '‘một lượng nhỏ’' nhiên liệu sử dụng để tái xử lư.
H́nh ảnh vệ tinh c̣n cho thấy hoạt động của xe vận tải gần cổng tiếp nhận nhiên liệu phế thải để tái xử lư.
Ḷ phản ứng hạt nhân 5 megawatt của Yongbyon bị đóng cửa vào năm 2007 theo thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân để đổi lấy trợ giúp của quốc tế. Tuy nhiên, ḷ này đă hoạt động trở lại sau vụ thử nghiệm hạt nhân tháng 2/2013.
Theo các chuyên gia, khi hoạt động, ḷ phản ứng này có khả năng sản xuất 6 kư lô plutonium, đủ để chế tạo một quả bom nguyên tử.
Tư lệnh quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, trong tháng qua, đă đánh giá là Bắc Triều Tiên có lẽ đă có được khả năng sản xuất đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn vào hỏa tiễn của họ.
Mai Vân, rfi