Thượng Đỉnh APEC đang diễn ra tại Bắc Kinh với sự tham dự của 21 nguyên thủ quốc gia. Sự kiện thu hút đặc biệt báo chí Pháp hôm nay 10/09/2014, với nhiều bài nhận định dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó nổi lên mối quan hệ Trung-Nhật mà tờ nhật báo Les Echos đăng ḍng tựa đáng chú ư : «Hai cường quốc Châu Á và cái bắt tay trong bực bội ».
Tờ báo đề cập đến cuộc hội kiến hôm nay giữa nước chủ nhà của diễn đàn APEC 2014 là ông Tập Cận B́nh và Thủ tướng Nhật Bản Sinzho Abe bên lề hội nghị. Đây là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi hai người lên nhậm chức.
Cuộc gặp này có phải là dấu hiệu để hai bên làm ḥa sau giai đoạn quan hệ song phương lạnh nhạt vừa qua hay không ? Tờ báo đăng ảnh chủ tịch Tập Cận B́nh và Thủ tướng Sinzho Abe xiết chặt tay nhau khi hội kiến, nhưng trên gương mặt th́ lộ vẻ đầy miễn cưỡng. Điều có cho thấy có lẽ chỉ một cuộc gặp ở thượng đỉnh lần này sẽ không đủ để xoa dịu mọi thứ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại thượng đỉnh APEC, Bắc Kinh, ngày 10/11/2014. REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Les Echos cho biết, hồi tuần rồi, các nhà ngoại giao của hai nước đă phải vất vả ngược xuôi mới có thể dàn xếp được cuộc hội kiến. Tuy nhiên, chỉ sự chuẩn bị cho hội kiến cũng đă để lộ căng thẳng. Chẳng hạn như các nhà ngoại giao của hai bên đă thông báo rất muộn so với thông thường về h́nh thức cụ thể của cuộc hội kiến. C̣n trong thông cáo riêng của hai bên, th́ những bất đồng cũng lộ rơ thông qua từ ngữ mà hai bên sử dụng liên quan đến hồ sơ Senkaku/Điếu Ngư.
Tờ báo cho rằng, sau hai năm căng thẳng, Thượng đỉnh lần này là cơ hội để hai bên xoa dịu bất đồng và tiến tới thành lập cơ chế liên lạc khẩn cấp pḥng khi có t́nh huống bất ngờ. Thế nhưng, tờ báo nhấn mạnh : qua cái bắt tay với Thủ tướng Abe, Chủ tịch Tập Cận B́nh c̣n muốn bày tỏ cho thế giớ thấy « sự khoan dung độ lượng của cường quốc Trung Quốc » và cũng để cải thiện h́nh ảnh của Trung Quốc, một đất nước mà gần đây thường mang h́nh ảnh là « hung hăng, bạo lực với các nước nhỏ ». Qua đó cũng để « trấn an » các nhà đầu tư Nhật Bản trên lănh thổ Trung Quốc.
Về phía Nhật Bản, Les Echos nhận định, hành động cố gắng xoa dịu với Trung Quốc của Thủ tướng Abe trước nhất là nhắm đến mục tiêu phục hồi kinh tế tại Nhật. Bởi ông Abe đă cam kết với người dân sẽ phục hồi kinh tế một cách bền vững. Trong khi đó, dù muốn dù không th́ Trung Quốc cũng là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Dù quan hệ song phương căng thẳng, nhưng chỉ trong sáu tháng đầu năm 2014, trao đổi thương mại giữa hai nước cũng đă lên đến 168 tỷ đô la.
Giải pháp t́nh thế
Nguyên nhân kinh tế cũng được nhật báo Libération chia sẻ. Tờ báo cho biết, căng thẳng thời gian qua đă ảnh hưởng nặng nề đến trao đổi thương mại song phương và làm sụt giảm nghiêm trọng đầu tư của Nhật Bản ở Trung Quốc. Điều đó góp phần đáng kể làm cho nền kinh tế Trung Quốc rơi vào t́nh trạng mất đà tăng trưởng. Và chính chủ tịch Tập Cận B́nh cũng đă thừa nhận khi phát biểu với đại biểu các nước APEC rằng : « Tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc đang không ngừng sụt giảm ».
Tuy vậy, theo Libération, nguyên nhân kinh tế có lẽ không đủ sức nặng để cho Trung-Nhật đề huề, bởi v́ tranh chấp lănh thổ vẫn là hồ sơ khó giải quyết. Thêm vào đó, Trung Quốc không chỉ căng thẳng với Nhật Bản mà c̣n với các nước lân cận khác về hồ sơ lănh thổ. Tờ báo nhắc lại, chính « sự hung hăng » của Trung Quốc trong thời gian qua đă khiến các nước láng giềng phải xích lại gần hơn với Hoa Kỳ. Nhật Bản th́ tranh thủ thời cơ tăng cường quan hệ với Philippines, với Ấn Độ …đến mức làm Bắc Kinh lo ngại về việc thành h́nh một liên minh chống Trung Quốc trong khu vực.
Libération kết luận : Bắc Kinh dường như đă hiểu được là không thể tiến một lúc tất cả các quân cờ, nên mới có thái độ xoa dịu t́nh h́nh. Tức là, mọi sự xoa dịu hiện tại chỉ là « mang tính chiến thuật » mà thôi, c̣n chiến lược th́ không thay đổi.
APEC: Cơ hội phô trương sức mạnh của Trung Quốc
Cũng liên quan đến Thượng đỉnh APEC, Les Echos c̣n đăng bài nhận định rằng, Bắc Kinh muốn sử dụng APEC để phô trương với thế giới về sức mạnh của Trung Quốc. Trong lần đăng cai Thượng đỉnh APEC cách đây 13 năm, nước này khi ấy gia nhập Tổ chức thương mại thế giới-WTO, đă cam kết sẽ tuân theo quy tắc cuộc chơi chung của thế giới. Và hiện tại, GDP của nước này đă tăng gấp 7 lần, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Và trong lần Thượng đỉnh này, tờ báo cho biết, Trung Quốc cũng đă không ngại phô bày tham vọng khi tuyên bố thành lập một quỹ đầu tư cơ sửo hạ tầng cho các nước dọc đường tơ lụa cũ lên đến 40 tỷ đô la. Bắc Kinh cũng cam kết đầu tư 42 tỷ đô la ở Pakistan.
APEC: Trung-Mỹ so kè
Nếu như Nhật-Trung có vẻ đề huề trong Thượng đỉnh APEC 2014, th́ quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại chó chiều ngược lại. Đó là nhận định của nhật báo Le Monde trong bài « APEC : căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ ».
Tờ báo đề cập đến bất đồng giữa hai bên trong cuộc chiến không phải bằng súng đạn, mà là trên chiến trường kinh tế. Số là, Trung Quốc muốn nhân cơ hội đăng cai Thượng đỉnh này để thúc đẩy việc thành lập Khu vực tự do thương mại Châu Á Thái B́nh Dương (FTAAP). Trung Quốc đă bắt đầu thúc đẩy ư tưởng này từ năm 2006 và dự định sẽ thành lập được một khu vực như vậy vào năm 2015. Thế nhưng, phía Mỹ th́ phản đối quyết liệt. Bởi thế, đến hiện tại, Trung Quốc chỉ đạt được sự đồng ư của các nước khác về việc « nghiên cứu tính khả thi » của một khu vực như vậy.
Theo Le Monde, sở dĩ Bắc Kinh « vồn vă » như vậy là v́ nước này muốn tạo cái làm đối trọng với một cơ chế mà Mỹ đang ra sức h́nh thành : Hiệp ước Tự do Thương mại xuyên Thái B́nh Dương (TPP). Mỹ đàm phán với 11 nước trong khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương mà không có mặt Trung Quốc. Le Monde nhấn mạnh, TPP rơ ràng là « một trong những trục chính » trong chính sách xoay trục về vùng Châu Á Thái B́nh Dương của chính quyền Obama để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực.
Chính quyền Trung Quốc trong những ngày qua đă không giấu được sự bất măn về TPP và cho rằng : « TPP sẽ không đầy đủ nếu thiếu Trung Quốc ». Bắc Kinh bất măn th́ cũng đúng thôi, bởi v́, theo Le Monde, nếu TPP thành h́nh sẽ gây thiệt hại cho Trung Quốc 100 triệu đô la mỗi năm.
APEC: Nga-Trung thân thiện
Trong khi quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Nhật th́ không mặn mà, quan hệ Trung-Nga lại có phần « cơm lành canh ngọt ». Đó là nhận định của tờ Le Figaro trong bài chạy tựa : « Tập Cận B́nh và Putin đoàn kết chống phương Tây ».
Tờ báo đề cập đến cuộc hội kiến giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận B́nh bên lề Thượng đỉnh APEC 2014 kèm theo bức ảnh hai ông bắt tay thắm thiết với hai gương mặt tươi cười rạng rỡ. Tờ báo c̣n trích dẫn phát biểu của Chủ tịch Tập Cận B́nh với Tổng thống Putin như sau : « Tôi có cảm giác là chúng ta luôn đối xử với nhau như bạn bè, cởi mở và chân t́nh. Tính cách của chúng ta lại giống nhau ».
Le Monde cho biết, từ khi Nga căng thẳng với phương Tây về hồ sơ Ukraina, tỷ lệ người Trung Quốc ủng hộ Putin đă tăng lên từ 47% lên 66%. C̣n ngay sau giai đoạn khi Nga sáp nhập Crimée vào tháng 03/2014 rồi, th́ tỷ lệ này tại Trung Quốc lên đến 92%.
Lê Phước, rfi